Dốt tiếng Anh, đừng mơ đến toàn cầu hóa!
Nguồn. Cafebiz.vn
Tiếng Anh sẽ mở ra rất nhiều cơ hội thành công cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ không bao giờ có thể có được một đội ngũ nhân sự tốt tại nhiều quốc gia nếu họ không cùng nói chung một ngôn ngữ.
Nguồn. Cafebiz.vn
Tiếng Anh sẽ mở ra rất nhiều cơ hội thành công cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ không bao giờ có thể có được một đội ngũ nhân sự tốt tại nhiều quốc gia nếu họ không cùng nói chung một ngôn ngữ.
Việc kém tiếng Anh là một trong những cản trở rất lớn của người Nhật trong các nỗ lực đẩy mạnh toàn cầu hóa và bán hàng ra nước ngoài.
Với tinh thần, khả năng và truyền thống làm việc của người Nhật cũng như việc sẵn sàng chi tiền cho các hoạt động nghiên cứu, nhiều người khẳng định doanh nghiệp Nhật xứng đáng đứng đầu thế giới. Đã có thời họ từng như vậy, nhưng đáng tiếc nay điều đó không còn nữa.
Một phân tích của công ty tư vấn McKinsey cho thấy trong 15 nhóm ngành của thế giới thì chỉ ngoại trừ ngành ô tô, với các ngành còn lại, các công ty Nhật đều kém toàn cầu hóa hơn rất nhiều.
Và cũng theo tính toán của McKinsey, suốt từ năm 2006 đến năm 2009, các công ty Nhật không đạt được bất kỳ bước tiến nào trong toàn cầu hóa.
Chắc chắn rằng chỉ một con số không nói lên tất cả câu chuyện và không thể áp dụng với tất cả các công ty như nhau. Trong thời gian trên có nhiều công ty phải thu hẹp hoạt động ở nước ngoài vì nhiều lý do khách quan, chủ quan, trong khi đó cũng có nhiều công ty vẫn tiếp tục các nỗ lực mở rộng thị trường ra nước ngoài dù không quá nhanh.
Khi muốn vươn ra toàn cầu, ngôn ngữ là một phương tiện vô cùng quan trọng. Với lòng tự tôn rất cao, nhiều người Nhật không muốn học tiếng Anh mà muốn người nước ngoài phải học tiếng Nhật khi muốn làm việc với người Nhật.
Thế nhưng đó là khi người Nhật ở thế “bề trên”, còn khi muốn bán hàng ra nước ngoài, họ không còn có thể giữ được tâm thế đó.
Hay nói cách khác, họ không thể đi ngược lại xu thế sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trong công việc nếu họ muốn toàn cầu hóa.
Câu chuyện sử dụng tiếng Anh để toàn cầu hóa tại tập đoàn Danone của Pháp hay tập đoàn Teva Pharmaceutical của Israel luôn được nhiều doanh nghiệp nhớ tới như bài học để thành công.
Tiếng Anh sẽ mở ra rất nhiều cơ hội thành công cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ không bao giờ có thể có được một đội ngũ nhân sự tốt tại nhiều quốc gia nếu họ không cùng nói chung một ngôn ngữ. Dù bạn là người nước nào, nói ngôn ngữ nào nhưng nếu không biết tiếng Anh thì đừng bao giờ nghĩ đến việc bán hàng ra nước ngoài.
Xu thế sử dụng tiếng Anh trong công việc đã không còn có thể cưỡng lại được nữa, hơn 1 tỷ người trên thế giới đang dùng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ nhất hoặc thứ hai.
Những cá nhân châu Á muốn vươn ra môi trường làm việc toàn cầu đều học tiếng Anh chứ không phải tiếng Nhật hay tiếng Nga.
Vậy người Nhật đã, đang và sẽ học tiếng Anh như thế nào? Công bằng mà nói, dù là nước công nghiệp phát triển với GDP cao hàng đầu thế giới nhưng người Nhật rất kém tiếng Anh.
Theo công bố của nhiều trường đại học Mỹ vào năm 2009 thì sinh viên Nhật nằm trong nhóm kém tiếng Anh nhất khi họ nộp hồ sơ xin học vào các trường đại học ở Mỹ, chỉ hơn duy nhất Lào.
Dù vậy, cũng cần phải ghi nhận những nỗ lực đổi mới đầu tiên của doanh nghiệp Nhật. Từ năm 2012, một số công ty như Rakuten hay Uniqlo đã thông báo sẽ sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trong công việc còn Nissan và Takeda sử dụng tiếng Anh trong rất nhiều các cuộc họp nội bộ.
Một số trường đại học hàng đầu như Tokyo University nâng cao yêu cầu về tiếng Anh đối với sinh viên Nhật khi họ nộp đơn vào trường để tạo ra sức ép buộc sinh viên học tiếng Anh.
Các giám đốc điều hành Nhật xưa nay thường hiếm khi là người nước ngoài. Người Nhật luôn có cảm giác nếu người nước ngoài tham gia vào hoạt động quản lý thì với bản tính thẳng thật của họ, rất nhiều bí mật của doanh nghiệp sẽ bị phanh phui.
Tuy nhiên khi ra nước ngoài kinh doanh, các giám đốc, quản lý người Nhật bộc lộ rõ ràng sự yếu kém của họ.
Doanh nghiệp Nhật cũng hiểu rất rõ điều này. Năm 2010, chính phủ Nhật đã tiến hành thực hiện một cuộc khảo sát, kết quả cho thấy đến 90% các giám đốc điều hành khi được hỏi đã trả lời rằng việc xây dựng đội ngũ nhân sự là cản trở lớn nhất trong quá trình toàn cầu hóa.
Nhìn chung cho đến hiện tại, đội ngũ nhân sự của các công ty Nhật hoạt động theo một mô hình chung, đó là thăng tiến dựa theo thâm niên, chế độ lương thưởng cào bằng và việc làm trọn đời. Bộ phận nhân sự tìm về các trường đại học để tuyển dụng và rồi chính những người được tuyển đó sẽ tiến lên dần trong công ty dựa theo thời gian làm việc.
Trong khi theo quan niệm phát triển doanh nghiệp thông thường, kinh nghiệm quốc tế là cái bắt buộc phải có nếu doanh nghiệp muốn mở rộng ra thị trường nước ngoài. Thế nhưng quan niệm của rất nhiều giám đốc điều hành Nhật lại đi ngược lại xu thế đó.
Doanh nghiệp Nhật thường chỉ nói một ngôn ngữ và tôn sùng duy nhất văn hóa doanh nghiệp Nhật. Cùng lúc đó, tâm lý trọng nam khinh nữ trong doanh nghiệp Nhật cũng mang đến nhiều rào cản đối với sự phát triển. Chỉ số bình đẳng giới của Nhật đứng ở mức thấp nhất trong nhóm nước phát triển đã suốt nhiều năm.
Việc thay đổi chiến lược nhân sự là điều tối cần thiết nếu các công ty Nhật muốn phát triển ra thị trường nước ngoài. Những tập đoàn như Komatsu hay Shiseido đã đi đầu trong nỗ lực này, tuy nhiên sự thay đổi ở nhiều tập đoàn khác còn khá chậm.
Komatsu đã lập ra chương trình đào tạo nội bộ dành riêng cho nhân viên, dù vẫn đầy chất Nhật. Các giám đốc điều hành người Nhật quản lý hoạt động của doanh nghiệp tại Nhật còn tất cả các nhân viên đều được biết rằng nếu chấp nhận làm việc ở nước khác, họ sẽ có cơ hội thăng tiến tốt hơn.
Shiseido đã tiếp bước Nissan và Sony trong việc tuyển dụng giám đốc điều hành người nước ngoài và áp dụng chế độ thăng tiến kiểu phương Tây: Nếu người đó không hoàn thành mục tiêu kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định thì sẽ giữ được chức vụ, nếu không sẽ bị thay thế bởi một người khác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét