Thành lập CLB Những nhà ngoại giao trẻ Trường Đại học Đông Đô

Tên gọi chính thức: Câu lạc bộ Những nhà ngoại giao trẻ trường Đại học Đông Đô - HDIU Young Diplomats Club. Tên viết tắt là HYDC Ngày thành lập: 26/03/2016

CLB Những nhà ngoại giao trẻ trường đại học Đông Đô

Tổng quan về HDIU Young Diplopmats Club (HYDC)

Câu lạc bộ Những nhà ngoại giao trẻ trường Đại học Đông Đô là một tổ chức phi lợi nhận được thành lập ngày 26/03/2016

NỘI QUY CÂU LẠC BỘ

CLB Những nhà ngoại giao trẻ trường Đại học Đông Đô

(HOT) Đănng ký làm thành viên chính thức

CLB Những nhà ngoại giao trẻ Trường Đại học Đông Đô

Cơ cấu tổ chức của Câu lạc bộ

CLB Những nhà ngoại giao trẻ Trường Đại học Đông Đô

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

LIỆU BẠN ĐÃ BIẾT BẮT TAY ĐÚNG CÁCH?

LIỆU BẠN ĐÃ BIẾT BẮT TAY ĐÚNG CÁCH?
(NGUỒN : SAGA.VN)
Bạn có biết rằng mỗi khi John F. Kennedy bắt tay với một ai đó trước công chúng, ông luôn đứng ở phía bên tay trái của các nhiếp ảnh gia? Thủ thuật này làm cho người phía bên trái trong mỗi bức ảnh đều giống như đang trong thế thượng phong. Các chuyên gia nghiên cứu những cử chỉ của J.F.K đã chỉ ra rằng ngôn ngữ cơ thể có sức thuyết phục  chính là chìa khoá giúp ông giành chức tổng thống.

Nếu bạn quan tâm đến việc phát triển sự nghiệp của mình, thì trước tiên hãy tự nhìn lại xem liệu mình đã biết bắt tay đúng cách hay chưa.


KHI NÀO CẦN BẮT TAY?
Bắt tay là một truyền thống trong màn chào hỏi và cáo biệt trong kinh doanh. Hãy bắt tay với một khách hàng, đối tác hoặc đồng nghiệp mỗi khi bạn gặp gỡ họ và trước khi chào tạm biệt. Các đồng nghiệp mà bạn gặp gỡ hàng ngày trong văn phòng là trường hợp ngoại lệ. Bạn không cần phải bắt tay với họ, trừ khi có một lý do đặc biệt, chẳng hạn như khi bạn muốn chúc mừng họ hoặc thực sự vui mừng khi gặp lại họ sau một tuần họ vắng mặt.
Đừng bao giờ để đối tác chìa tay ra mà bạn lại từ chối bắt tay họ. Nếu không, bạn gần như không có cơ hội tạo dựng lại mối quan hệ tốt đẹp với họ. Trừ khi bạn đưa ra được lời giải thích, nếu không đối tác sẽ băn khoăn không biết liệu họ đã làm gì khiến bạn tức giận.
Bạn chỉ có thể từ chối một cái bắt tay khi có một lý do chính đáng, chẳng hạn như bạn đang bị cúm hay bị viêm khớp. Trong tình huống như vậy, bạn nên đưa ra lời giải thích như: "Ông Johnson, tôi rất vui khi được gặp ông. Tôi xin lỗi vì đã không bắt tay ông. Tôi đang bị cảm lạnh và tôi không muốn lây sang ông."
AI LÀ NGƯỜI CHỦ ĐỘNG BẮT TAY?
Trong quá khứ, một người đàn ông không thể bắt tay với một người phụ nữ, trừ khi cô ấy chủ động bắt tay. Ngày nay, ít nhất là trong môi trường kinh doanh, phong tục này đã thay đổi và việc người đàn ông chủ động bắt tay là hoàn toàn chấp nhận được .
Đồng thời, hệ thống phân cấp và cấp bậc cũng là vấn đề cần quan tâm. Giả dụ bạn làm việc trong một công ty lớn và tình cờ gặp gỡ giám đốc điều hành của công ty trong sảnh. Là một giám đốc điều hành cấp cao của công ty, ông ấy nên chủ động bắt tay với người quản lý ở cấp thấp hơn.
Nếu bạn là khách tới thăm một văn phòng, ví dụ bạn đến để bán sản phẩm nào đó, thì bạn nên chờ người đại diện của công ty chủ động bắt tay mình. Với nguyên tắc tương tự, bạn nên luôn chủ động bắt tay với một khách hàng đến gặp bạn và khiến cho anh ta cảm thấy mình được chào đón trong tổ chức của bạn.

NÊN BẮT TAY NHƯ THẾ NÀO?
Theo Phyllis Davis, chủ tịch của EMCI, cách bắt tay trong kinh doanh theo phong cách cổ điển của Mỹ là:
Bạn đưa tay ra đến khi lòng bàn tay của bạn chạm vào lòng bàn tay của đối phương. Bàn tay của bạn nên hoàn toàn chạm vào lòng bàn tay của họ. Lắc tay một cách chắc chắn 3 lần. Trong khi bắt tay, hãy sử dụng tên của người đó để chào hỏi:  "Xin chào Amanda, rất hân hạnh được biết bạn!" Hãy nhớ nhìn vào mắt họ.
Phyllis cũng khuyên bạn nên nâng nhẹ lông mày của mình trong khoảng một phần sáu giây khi bắt tay. Dù chi tiết này rất nhỏ và khó nhận ra nhưng nó khiến đối tác của bạn có cảm giác rằng bạn tin tưởng anh ta. Bên cạnh đó, những cái bắt tay nên ngắn gọn và không nên kéo dài hơn bốn giây.

Bắt tay kiểu “con cá chết” - khi tay bạn cứng đờ ra, nắm hời hợt và thậm chí còn lạnh ngắt và dinh dính vì mồ hôi tay hoặc kiểu “gọng kìm” - khi bạn cố gắng siết tay họ thật chặt là những kiểu bắt tay nên tránh. Những cái bắt tay lý tưởng trong kinh doanh là một cử chỉ thể hiện sự tôn trọng và thân thiện. Khi bắt tay, bạn nên sử dụng một lực vừa phải bằng lực bạn dùng để mở nắm đấm cửa.
Luôn đứng khi bắt tay. Chỉ có hai trường hợp ngoại lệ. Đầu tiên là nếu bạn có khuyết tật về thể chất và không thể đứng. Thứ hai là nếu bạn đang ở trong một gian hàng chật hẹp nơi bạn không thể đứng vững được. Trong trường hợp như vậy, hãy cúi nhẹ một cách lịch sự. Đặt một tay lên ngực của bạn, tự nâng mình lên một chút, và vươn lên để chủ động bắt tay.

CÁCH CHÀO HỎI Ở CÁC NƯỚC KHÁC NHAU
Nếu đến thăm một quốc gia lần đầu tiên, hãy dành thời gian tìm hiểu trước về cách chào hỏi của người bản địa. Tại Bắc Mỹ và châu Âu, một cái bắt tay chắc chắn là hình thức chào hỏi truyền thống. Tại Nhật Bản, việc cúi đầu tương đương với việc bắt tay. Mặc dù những cái bắt tay bắt đầu trở nên phổ biến ở Ấn Độ và Thái Lan, tại các quốc gia này vẫn có cách chào truyền thống khác là chắp tay ngang ngực giống như đang cầu nguyện và cúi chào.
Khi đến thăm các nước châu Á hay Trung Đông, hãy luôn nhớ phong tục nơi đây coi trọng sự nhẹ nhàng, do đó những cái bắt tay quá chặt có thể được coi là hành vi hung hăng. Ngoài ra, hãy nhớ rằng phụ nữ ở một số quốc gia Hồi giáo không bắt tay. Vì vậy, tốt nhất bạn nên chờ đến khi người phụ nữ đó chủ động bắt tay bạn. Ở nhiều quốc gia Mỹ Latin và Nam châu Âu một cái bắt tay có thể được đi kèm với chạm nhẹ ở cẳng tay hoặc khuỷu tay.

15 LỖI PHỔ BIẾN TRONG THUYẾT TRÌNH VỚI POWERPOINT

15 LỖI PHỔ BIẾN TRONG THUYẾT TRÌNH VỚI POWERPOINT
(Sưu tầm tại: Saga.vn)


Đã dự rất nhiều hội nghị khoa học lớn và nhỏ ở nhiều nơi, kể cả ở Việt Nam, tôi thấy một số sai lầm phổ biến trong cách trình bày bằng powerpoint (PPT). Những sai lầm này thường liên quan đến cách soạn slide, nội dung, và cách trình bày. Thật ra, ngày xưa, lúc mới bước vào học, tôi cũng từng phạm phải những sai lầm như thế, nhưng nhờ có thầy chỉnh sửa và hướng dẫn, nên đã tránh được những sai lầm đó và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Nay đã đến lúc tôi có thể chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân cùng các bạn.
Mục tiêu của bất cứ bài nói chuyện nào cũng là chuyển giao thông tin. Chuyển thông tin từ một cái đầu sang nhiều cái đầu. Không chỉ chuyển giao, mà còn phải chuyển giao một cách có hiệu quả. Để đạt được hiệu quả, diễn giả cần phải có nội dung tốt, một bộ slide hoàn chỉnh, và một phong cách trình bày chuyên nghiệp. Chỉ khi nào một bài thuyết trình hội đủ 3 nhu cầu trên thì mới có thể xem là thành công.
Nhưng trong thực tế, tôi đã thấy rất nhiều bài nói chuyện trong các hội nghị trở thành nhạt nhẽo, và khán giả chẳng học hỏi được gì từ bài nói chuyện. Chúng ta có câu Chiếc áo không làm nên thầy tu. Tương tự, nếu diễn giả có một nhóm slide, chưa chắc diễn giả đó đã có một bài thuyết trình. Một nhóm slide khác với một bài thuyết trình. Đã từng tham dự nhiều hội nghị và hội thảo ở Việt Nam, tôi rút ra một số kinh nghiệm, hay nói đúng hơn là một số sai lầm phổ biến dưới đây.
NHỮNG SAI LẦM KHI SOẠN SLIDE
1. VẤN ĐỀ CHỌN MÀU
Một trong những sai lầm phổ biến nhất là cách chọn màu cho slide. Có hai màu diễn giả cần phải chọn: màu nền (background color) và màu chữ (text color). Nhiều diễn giả không chú ý nên chọn màu không thích hợp. Chẳng hạn như nền màu xanh đậm mà chữ màu đỏ hay màu đen, hoặc nền màu trắng nhưng chữ màu vàng, v.v. là không thích hợp. Không thích hợp vì rất khó đọc. Nhiều người Việt có thói quen chọn màu đỏ chói làm màu nền, và đó là một cách chọn không thích hợp, vì màu đỏ là màu “high energy” làm cho người đọc rất khó chú ý.
Nếu hội trường rộng, nên chọn màu chữ sáng (màu vàng, trắng) trên nền tối (màu xanh đậm). Nếu hội trường nhỏ hay trung bình, nên chọn chữ màu đậm (xanh đậm hay đen) trên nền sáng (màu trắng).


Một ví dụ về chọn màu nền (mây) và màu chữ không thích hợp
Mầu sắc
Tránh kết hợp mầu đỏ và xanh lá cây vì rất nhiều người bị mù mầu với sự kết hợp này



Ngộ độc Powerpoint!


2. VẤN ĐỀ CHỌN KIỂU CHỮ (FONT)
Kiểu chữ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và tốc độ đọc. Nhiều diễn giả không chú ý đến font chữ khi soạn slide, nên gây khó khăn cho khán giả. Có hai loại kiểu chữ chính: kiểu chữ có chân và kiểu chữ không có chân (sans serif). Kiểu chữ có chân tiêu biểu là Time, Times New Roman, Cambria. Kiểu chữ không có chân là Arial, Verdata, Calibri. Nhiều người Việt thích chọn kiểu chữ có chân vì họ nghĩ đó là kiểu chữ đẹp. Đẹp thì đúng, nhưng là một sai lầm trong PPT, vì có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng kiểu chữ có chân làm người ta tốn thì giờ đọc hơn là kiểu chữ không có chân. Đó cũng chính là lí do tại sao các “đại gia” internet như Yahoo! và Google dùng chữ không có chân trên các trang web của họ.
Có diễn giả thích “trang trí” chữ bằng cách làm bóng (shadow) cho chữ. Đây là một kĩ thuật chẳng những mất thì giờ, mà còn phản tác dụng, vì rất khó đọc và nhức mắt. Tuyệt đối không “trang trí” chữ bằng bóng!
3. KHỔ CHỮ
Không gì khó chịu hơn khi diễn giả trình bày slide mà khán giả không đọc được vì khổ chữ quá nhỏ. Nhưng trong thực tế thì vấn đề này xảy ra rất nhiều lần, mà diễn giả thì có vẻ rất vô tư, không quan tâm đến khán giả. Kinh nghiệm của tôi cho thấy nên chọn cỡ chữ từ 18 đến 30. Nếu chọn kiểu chữ Arial thì khổ chữ 18 hay 20 là hợp lí; nếu chọn kiểu chữ Calibri thì kích thước phải cỡ 25 hay 30 mới dễ đọc. Mỗi slide nên có tựa đề, và tựa đề nên có kích thước 35 đến 45.   Nếu có ghi chú (footnote) thì có thể dùng kích thước 12.
4. QUÁ NHIỀU CHỮ TRONG SLIDE
Một trong những sai lầm phổ biến nhất là diễn giả trình bày quá nhiều chữ trong một slide. Có nhiều slide, tôi không phân biệt được là một đoạn văn hay là một power point. Thật vậy, có nhiều người vì lí do nào đó (có thể là lười biếng) nên cắt từ Word và dán vào slide. Cũng có người có thể do sợ không thuộc bài, nên viết hết những câu văn trên slide như là một văn bản. Đây là một sai lầm tai hại, vì khán giả sẽ không theo dõi được. Nghiên cứu tâm lí chỉ ra rằng, một người bình thường chỉ có thể lĩnh hội nội dung slide trong vòng 20-30 giây; nếu qua thời gian đó mà không lĩnh hội được thì họ sẽ bỏ, và diễn giả đã thất bại trong việc truyền đạt thông tin.
Để khắc phục vấn đề này, cần phải biết “qui ước n x n”. Theo qui ước này, nếu slide có n dòng, thì mỗi dòng chỉ nên có n chữ. Chẳng hạn như nếu slide có 5 dòng thì mỗi dòng nên có 5 chữ. Một slide có 6 dòng trở nên là quá nhiều. Số dòng lí tưởng là 3-5.


5. VIẾT SLIDE NHƯ VIẾT VĂN BẢN

Người thiếu kinh nghiệm thường soạn slide như họ viết văn bản, tức là câu cú có chủ từ, động từ, theo đúng văn phạm. Dĩ nhiên, không có gì sai trong cách làm như thế, nhưng đó là cách làm thiếu tính chuyên nghiệp. Người có kinh nghiệm soạn slide theo công thức telegraphic, tức viết giống như viết điện tín ngày xưa, hay như cách phóng viên viết tiêu đề bài báo. Cách viết telegraphic có hiệu quả giảm số chữ trong mỗi slide, và giúp diễn giả tập trung vào cách diễn giải vấn đề hơn là đọc. Một cách phân biệt cách viết theo kiểu văn bản và telegraphic như sau:
Văn bản: Loãng xương là một bệnh với đặc điểm mật độ xương suy giảm dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương.
Telegraphic: Loãng xương – mật độ xương giảm và nguy cơ gãy xương tăng.
Tất cả slide, ngoại trừ những trích dẫn nguyên văn, nên được viết theo kiểu điện tín.

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG
6. KHÔNG CÓ THÔNG ĐIỆP CHÍNH
Có nhiều hội nghị mà chúng ta khi nghe xong một bài thuyết trình nhưng chẳng biết diễn giả muốn nói gì, hay mình đã tiếp thu thông tin gì. Vấn đề ở đây là diễn giả đã thất bại cung cấp một thông điệp chính. Mỗi một bài thuyết trình phải có một thông điệp chính. Thông điệp chính cần phải trình bày trong một slide mà tiếng Anh gọi là money slide, hiểu nôm na là một “slide ăn tiền”. Nếu thông điệp chính không có trong bài thuyết trình thì khán giả cảm thấy mất thì giờ đến nghe vì chẳng có tiếp thu được thông tin gì xứng đáng. Do đó, trước khi soạn bài nói chuyện, diễn giả cần phải suy nghĩ cẩn thận cái money slide là gì, trước khi soạn những slide khác.
7. CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN NGHÈO NÀN
Nhiều bài thuyết trình mà trong đó diễn giả trình bày những thông tin nghèo nàn, thiếu tính liên đới đến chủ đề chính, và hệ quả là khán giả không nắm lấy vấn đề một cách logic. Làm một bài thuyết trình bằng powerpoint không phải là một thử nghiệm về kĩ năng viết, mà là kĩ năng chọn thông tin và thể hiện thông tin. Thông tin phải chính xác, đáng tin cậy, và được thể hiện một cách thích hợp. Chẳng hạn như trong khoa học, những cách thể hiện dữ liệu bằng biểu đồ bánh (pie chart) là vô dụng nhất, thiếu tính chuyên nghiệp nhất, và nhàm chán nhất.
8. DÙNG HOẠT HÌNH QUÁ NHIỀU
Nhiều người thích dùng hoạt hình (animation) trong bài thuyết trình. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Giới khoa học nói chung tương đối bảo thủ, hiểu theo nghĩa không thích đùa như trẻ con. Hoạt hình được xem là một hình thức khoe kĩ thuật của trẻ con. Hoạt hình còn làm cho khán giả phân tâm, thay vì tập trung vào thông tin thì họ lại chú ý đến những hình ảnh hay những con chữ nhảy nhót một cách... vô duyên. Cần tránh hoạt hình trong các báo cáo khoa học.
9. DÙNG CLIPART QUÁ NHIỀU
Ngoài hoạt hình, một số diễn giả có xu hướng dùng clipart một cách thái quá. Có thể dùng để minh hoạ cho một vài ý tưởng qua clipart, nhưng nếu dùng quá nhiều thì sẽ gây phản tác dụng, vì sẽ giảm sự tập trung của khán giả.
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN PHONG CÁCH TRÌNH BÀY
10. ĐỌC SLIDE
Có quá nhiều diễn giả trong các hội nghị ở Việt Nam đọc slide, và đó là một “đại kị”. Khi diễn giả đọc slide, khán giả sẽ nghĩ diễn giả chỉ là một cái máy nói, không am hiểu vấn đề, và thụ động. Đọc slide làm cho diễn giả quay lưng lại với khán giả, trong khi “nhiệm vụ” của diễn giả là nói chuyện với khán giả chứ không phải nói với … slide. Đọc slide còn gây một ấn tượng phản cảm, vì khán giả nghĩ rằng diễn giả chỉ nói những gì ai đó đã soạn cho để nói (trong thực tế cũng có vấn đề này).



11. NÓI CHUYỆN KHÔNG DÍNH DÁNG GÌ ĐẾN SLIDE

Ngược lại với đọc slide là những diễn giả nói chuyện chẳng liên quan gì đến slide đang trình chiếu. Dĩ nhiên, đây là một tín hiệu cho thấy diễn giả đang lạc đề hoặc không có tập dượt trước, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy diễn giả không nắm vững vấn đề. Vì không nắm vững vấn đề bắt đầu... lan man. Tình trạng này xảy ra rất nhiều khi diễn giả không phải là người soạn slide (mà ai đó soạn cho).
Nên nhớ rằng khi thuyết trình khoa học, diễn giả cần phải có tạo niềm tin bằng cách trình bày những nghiên cứu hay tác phẩm của mình. Nếu trong một bài nói chuyện mà diễn giả chẳng có cái gì của mình, toàn là dữ liệu của người khác, hoặc do người khác soạn, thì khán giả sẽ nghĩ rằng diễn giả chỉ là một cái "máy nói", một con rối.
12. KHÔNG DÙNG LASER POINTER
Một trong những “bệnh” khá phổ biến ở các diễn giả Việt Nam là không dùng laser pointer (bút la-ze dùng trong thuyết trình). Một bài thuyết trình khoa học có nội dung không phải dễ theo dõi, nhất là có những giản đồ phức tạp minh hoạ cho một qui trình khoa học, do đó diễn giả cần phải dẫn dắt khán giả bằng cách dùng laser pointer để chỉ đến những chỗ đang nói. Không có laser pointer, khán giả sẽ rất khó theo dõi, và họ sẽ bỏ cuộc nếu sau 30 giây mà không hiểu diễn giả muốn nói gì.
Nhưng cũng nên sử dụng pointer thích hợp. Một thói quen ngược lại không dùng pointer là dùng tuỳ tiện, quơ pointer ở những vị trí chẳng liên quan gì đến slide. Có người do vô ý hay hồi hộp cứ quơ laser pointer trên trần nhà làm khán giả cứ theo dõi và buổi trình bày trở nên hài hước.
13. NÓI QUÁ GIỜ
Một “bệnh” cực kì phổ biến ở các diễn giả Việt Nam là nói quá giờ. Nói quá giờ cho phép là một sự bất lịch sự đối với diễn gỉa kế tiếp (có người nói nặng nề hơn là “ăn cắp” thì giờ). Nói quá giờ còn gây rối loạn đến chương trình và gây khó khăn cho ban tổ chức. Cố gắng nói đúng giờ cho phép. Một ước tính quan trọng là mỗi slide trung bình tốn 1 phút. Do đó, nếu bài báo cáo 15 phút thì diễn giả chỉ nên có 15 slides, hay tối đa là 20 slides (kể cả tựa đề, phần cảm tạ, và conflict of interest).
14. ĐIỆU BỘ KHI TRÌNH BÀY
Tuy không phổ biến lắm, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn thấy những diễn giả có những điệu bộ không thân thiện với khán giả. Những điệu bộ này có thể kể đến như bỏ tay vào túi quần, dùng ngón tay trỏ chỉ vào khán giả, khoanh tay ngang ngực, v.v. Những động thái như thế gây ấn tượng hống hách, xem thường khán giả, nên rất phản cảm. Cần phải tuyệt đối tránh!
15. LÀM CHỦ TOẠ THEO KIỂU DẠY ĐỜI
Ngoài những “bệnh” trên, còn có một bệnh khác tôi hay thấy trong các hội nghị ở Việt Nam là vai trò của chủ tọa. Rất thường xuyên tôi thấy chủ tọa đóng vai trò tóm lược và phê bình báo cáo của diễn giả. Có chủ tọa còn lên lớp cho diễn giả. Đó là một việc làm hết sức mất lịch sự, vô lễ, vô văn hoá khoa học, và phản cảm. Có nhiều trường hợp sự việc xảy ra một cách hài hước, vì người chủ tọa nói sai (do không có cùng chuyên môn, hay chuyên môn chưa vững). Trong thực tế, chủ tọa các phiên họp khoa học có nhiệm vụ giới thiệu bài nói chuyện, điều khiển buổi họp sao cho đúng giờ, và nếu không có ai đặt câu hỏi thì chủ tọa đóng vai trò “khơi mào” câu hỏi cho diễn giả. Nên nhớ rằng người chủ tọa không có chức năng tóm lược và phê bình bài báo của diễn giả.
***
Tác giả: GS. Nguyễn Văn Tuấn
NGUỒN : TUANVANNGUYEN.BLOGSPOT.COM.AU

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

#9: Cạnh tranh hoàn hảo


#9: Cạnh tranh hoàn hảo

(Nguồn: kinh tế không kinh thế)

#8: Ai trồng cây cho tôi?


#8: Ai trồng cây cho tôi?

(Nguồn: Kinh tế không kinh thế)

#7: Có phải cứ bán được càng nhiều là càng lợi?


#7: Có phải cứ bán được càng nhiều là càng lợi?

(Nguồn: Kinh tế không kinh thế)

#6: Ngoại tác: Khi thị trường tự do thất bại


#6: Ngoại tác: Khi thị trường tự do thất bại

(Nguồn: Kinh tế không kinh thế)

#5: Chuyện khỉ, chuối và thuận mua vừa bán (Banana, Monkey, Supply, and Demand)


#5: Chuyện khỉ, chuối và thuận mua vừa bán (Banana, Monkey, Supply, and Demand).

(Nguồn: Kinh tế không kinh thế)

#4: Bàn tay vô hình (The Invisible Hand)



#4: Bàn tay vô hình (The Invisible Hand)

(Nguồn: Kinh tế không kinh thế)

#3: Tại sao bạn lãi mà vẫn lỗ? How come you’re gaining profit, but still losing?


#3: Tại sao bạn lãi mà vẫn lỗ? How come you’re gaining profit, but still losing?

(Nguồn: Kinh tế không kinh thế)

#2: Trên đời có gì là miễn phí không? There's no such thing as a free lunch!

#2: Trên đời có gì là miễn phí không? There's no such thing as a free lunch!
Nguồn: Kinh tế không kinh thế


#1: Thế kinh tế học là cái quái gì? What the heck is economics?

Series Video về Kinh tế. Cực kỳ dễ hiểu nhé!

Nguồn Youtube: Kinh tế không kinh thế

#1: Thế kinh tế học là cái quái gì? What the heck is economics?


(Video) TPP – Cơ hội, thách thức và hành động.

* (Nguồn VTV) Đối thoại chính sách 24 02 2016



Giới thiệu phim "Dragon Zakura"

Hãy bỏ ngay mấy trang Web "Kênh, Mương, Sông 13,14" đi. Hãy dừng xem những bộ phim ngôn tình ảo tưởng. Bộ phim này sẽ cho dạy chúng ta những bài học bổ ích
Trích từ phim"Dragon Zakura":


"Các trò cứ như thế thì sẽ thất bại cả đời thôi. 'Thua' mà tôi nói đó là luôn bị người ta lừa. Nếu cứ như thế này, các trò sẽ bị người ta lừa cả đời. Xã hội của chúng ta có Luật, mọi người đều phải tuân thủ theo Luật, và những Luật đó do những người thông minh viết ra. 
Điều đó có nghĩa là gì? Tất cả những Luật đó được viết ra để phục vụ lợi ích của những người thông minh. Ngược lại, những điều bất lợi được giấu nhẹm đi, không ai hay biết.
 Và trong việc tuân thủ Pháp luật, người thông minh lại là những người áp dụng Luật giỏi nhất. Ví dụ thuế má, lương thưởng, bảo hiểm, khám chữa bệnh, trợ cấp. Chúng được những người thông minh viết ra cho thật khó hiểu, chúng được vận hành để lấy tiền từ những kẻ ngu dốt không chịu tìm hiểu tử tế, tức là những kẻ thấy phiền mà không chịu suy nghĩ như các trò.
 Cho nên cả đời các trò sẽ bị lừa dối và trả giá đắt. Người thông minh biết lợi dụng tình thế, kẻ khờ dại bị lợi dụng và bị thua. 
Đó là cách xã hội ta vận hành. Nếu không muốn bị lừa, nếu không muốn bị lợi dụng thì cố mà học. Những kẻ chậm chạp sẽ không có cơ hội đâu."


Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

SINH VIÊN TRƯỚC VẬN MỆNH DÂN TỘC

Nguồn facebook: Ivy - League Vietnam
Đã 1000 năm có lẻ kể từ khi Dân Tộc Việt Nam vùng khỏi ách độ hộ phương bắc, xưng Đế Phương Nam, xây dựng nền độc lập tự chủ, củng cố khí-mệnh dân tộc đến tận ngày hôm nay. Văn Miếu còn ghi công danh của hàng ngàn học giả-trí thức Việt Nam và đóng góp của họ cho dân tộc. Bàn thờ Thầy Chu Văn An còn đó để thế hệ sau tôn vinh trí huệ và đức độ của người khi dâng Thất Trảm Sớ (chém bảy tên đại thần gian ác) lên vua Trần Dụ Tông ngõ hầu trấn hưng Nhà Trần suy vong...Ngẫm lại lịch sử Dân Tộc Việt từ thời Hùng Vương tới Lý Thái Tổ và tới hôm nay, mỗi khi vận mệnh dân tộc lâm nguy, bỗng xuất hiện thế hệ hiền tài đứng lên giúp nước, giải phóng dân tộc...Từ Lý Thường Kiệt với Nam Quốc Sơn Hà đến Trần Hưng Đạo với Hịch Tướng Sỹ...Nguyễn Trãi với Bình Ngô Đại Cáo...Hồ Chí Minh với lời hiệu triệu cả nước kháng chiến...tất cả là vì nền độc lập dân tộc, ấm no hạnh phúc cho toàn dân..


Nghĩ đến ngày hôm nay. Chúng ta đã là thành viên tích cực của các diễn đàn khu vực và quốc tế, vào ASEAN rồi WTO. Đến ông già Châu Âu khó tính, ta cũng chinh phục xong rồi, EVFTA đã kết thúc đàm phán. Thế còn là chưa đủ vì còn TPP (Transpacific Partnership) nữa. Đàm phán và ký kết nốt anh chàng này, là Vua tôi trong Triều yên tâm ăn Tết. TPP có gì hấp dẫn mà ta quyết vào bằng được thế? Hấp dẫn đấy vì nghe nói vào được TPP, ta yên tâm về thị trường. Nội khối TPP thôi đã chiếm tới 40% mậu dịch toàn cầu rồi. Thuế quan các nước TPP dành cho nhau sẽ ưu đãi lắm, có nhiều sản phẩm còn zero. Cái gì đến đã đến. Sau 5 năm đàm phán, ngày 4 tháng 2 năm 2016, tại Auckland-New Zealand, Việt Nam đã chính thức đặt bút ký văn kiện hiệp định TPP cùng với 11 quốc gia khác là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ. Lợi thì nhiều lắm nhưng không biết răng ta có đủ khỏe để tranh và cắn miếng bánh này không.

Thế là xong rồi nhé. Những diễn đàn khủng nhất, những cuộc chơi lớn nhất, dân ta đều vào chơi cả rồi. Mong từ nay trở đi, ai đó đừng nghĩ chúng ta "đang" hội nhập mà nên nghĩ chúng ta "đã" và "đang" trong cuộc chơi lớn, chứ không còn chờ và đợi được nữa hay ai đó còn mang tâm thế "bảo lưu" cho tôi thời gian thích nghi...quá độ...nếu như vậy thì muộn và lỡ chuyến tàu vượt đại dương mất..Cái từ "Hội Nhập" có lẽ bây giờ "cổ" rồi vì mình dùng nó suốt từ những năm cuối thập kỷ 80s của thế ký trước, giống như từ "Đổi Mới" ta dùng từ Đại Hội Đảng VI năm 1986. Nghĩ như thế vì các nước có nước nào dùng từ "Hội Nhập" đâu (không biết tôi nói thế có chủ quan không nữa). Nhật Bản sau Đệ Nhị Thế Chiến chơi ngay với Mỹ mà ông này vừa lỡ tay bỏ lại 2 trái nguyên tử ở Hiroshima và Narashaki. Anh Hàn Quốc sau năm 53 cũng chơi luôn với Mỹ và Tây Âu. Hai anh này ồ ạt đưa sinh viên sang học Tư Bản về dựng đất nước. Chả thấy mấy ảnh dùng từ "hội nhập" nhiều lắm. Vào là vào, mà ra là ra. Sao cứ "đang vào" và "đang hội nhập". Mà đã vào là chơi sát ván, bình đẳng, ngang ngửa với mấy ông lớn bên kia đại dương.
Rồi năm qua cũng chứng kiến biết bao thành tựu ngoại giao lớn. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ. Cũng như các bạn, tôi theo dõi sát sao sự kiện này. Chưa bao giờ (ít nhất kể từ khi tôi ngồi ghế đại học), tôi chứng kiến một lãnh đạo Việt Nam có phong thái thoát tục, ung dung, điềm đạm, hiền từ, khoan dung, tha thứ như Cụ Tổng.



 Tôi nói thế vì tôi đã chứng kiến nhiều lãnh đạo Việt Nam sang thăm Mỹ, và khi Cụ Tổng sang thăm và ngồi trong phòng Oval với Tổng Thống Obama, người mà tôi cũng vô cùng kính trọng và ngưỡng mộ vì trong cả hai lần ông tranh cử thì tôi đều ở Mỹ và sống trong không khí ủng hộ ông. Ông đi vận động tranh cử, ông tranh biện (debate) với ngài John MccKain, rồi đến Mitt Rommney, tôi đều xem không sót vụ nào. Nay nhìn lãnh đạo ta có những cử chỉ ngoại giao tuyệt vời, đến cả CNN, BBC và các tờ báo lớn đều phải khen ngợi về sự tinh tế của Cụ Tổng, nhất là lúc Cụ và Obama cùng nhau xem đồng hồ thì tôi đã bị thuyết phục hoàn toàn. Tin tưởng vào con thuyền Việt Nam được cụ chỉ huy chèo lái


Bóng bẩy bề ngoài thì như thế, nhưng thực trạng của Việt Nam vẫn còn đó. Nền kinh tế vẫn còn ậm ạch. Tăng trưởng 5% hay 6% hay kể cả 100% cũng không quan trọng bằng anh tăng trưởng thế nào và từ nguồn gì. Tôi đã đọc một báo cáo của UNDP từ năm 1996 thì thấy có mấy loại tăng trưởng thế này: (i) Tăng trưởng không việc làm (tăng trưởng mà không tạo ra được thêm nhiều việc làm) (ii) Tăng trưởng không lương tâm (tăng trưởng mà không đem lại sự cải thiện đời sống cho người nghèo, chỉ lợi cho một nhóm người giàu) (iii) Tăng trưởng không tiếng nói (tăng trưởng mà không đi đôi với cải thiện tự do dân chủ) (iv) Tăng trưởng không gốc rễ (tăng trưởng nhưng đạo đức xã hội suy thoái) (v) Tăng trưởng không tương lai (tăng trưởng mà hủy hoại môi trường sống). Nói đến đây chúng ta có thể tự áp và thấy Việt Nam đang tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng ra sao...
Còn nữa, theo báo cáo của Worldbank thì nợ công của Việt Nam đã lên tới con số 110 tỷ đô-la, chiếm tới 59% GDP nếu GDP ở mức khoảng 190 tỷ đô-la, và với dân số là hơn 90 triệu, thì mỗi chúng ta đang gánh khoảng 1200 đô-la nợ công (số liệu 2014). Nợ công của Việt Nam bao gồm nợ Chỉnh phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh, nợ nước ngoài của doanh nghiệp tự vay, tự trả, chưa kể nợ chính quyền địa phương lên tới hàng triệu tỷ đồng. Chính phủ ngân sách còn rất mỏng, nói như Bộ Trưởng Bùi Quang Vinh thì ngân sách chính phủ còn có 45,000 tỷ đồng, trong khi đó áp lực đầu tư và trả lãi vay rất căng. Năm 2015 cũng là năm Chính phủ vay nợ trong nước và nước ngoài ấn tượng. Chỉ nhìn các đợt phát hành trái phiếu chính phủ trong nước và ngoài nước thì thấy. Trong nước, đợt phát hành 250,000 tỷ của Chính phủ chỉ thu được có 140,000 tỷ. Ngoài nước, Chính phủ kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế giá trị 3 tỷ đô la. Cực chẳng đã Bộ Tài Chính vay nóng của Ngân Hàng Nhà Nước 1,3 tỷ đô-la, và khoản phát hành trái phiếu 1 tỷ đô-la giải ngân cho Vietcombank. Vậy chỉ như thế đã thấy nợ của Chính phủ được chất thêm khoảng 5,3 tỷ đô-la rồi. Đấy là còn chưa kể khoản vay 95,000 tỷ từ Quỹ bảo hiểm xã hội. Vay thì cũng phải, nhưng làm gì ra tiền để trả mới là khó, khi mà giá cả thế giới liên tục giảm, dầu thô, nguyên liêu thô đều giảm cả. Nhiều doanh nghiệp đã lao đao rồi. Còn cái thị trường bất động sản đang ngóc dậy nữa, lại một đống tiền đổ vào, không biết rồi có "Cơn gió to trút sạch lá khô...Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ" hay không..

Về quốc khố thì như vậy, còn quốc sự thì sao? ông hàng xóm đã to xác ngày càng to hơn. Ông này suốt ngày khoe tiềm lực quân sự. Trên biển đã xây xong mấy cái bốt canh cá heo, để đỗ máy bay câu cá mực. Ông này luyện đặc công thì thôi rồi, chém gạnh như chém bùn, nhưng gặp phải đặc công ta thì có khi cũng chào thua đấy. Ông cậy nhiều tiền nên ông chơi trò ngoại giao "Kim-Tiền", đi đâu cũng mang tiền rắc, nên được chào đón nồng hậu lắm, nghe nói Nữ Hoàng Anh cũng phải ngồi xe để tâm sự với ông. Ông còn lập ra cả một kho báu, nghe nói để tái thiết lại Châu Á vì theo ông thì thế kỷ 20, Châu Á đi chệch hướng mất rồi, cơ sở hạ tầng kém quá, nay cần góp khoảng 9000 tỷ đô-la để xây lại. Anh em khắp nơi từ bên kia đại dương tới Lĩnh Nam Trích Quái cũng xin một chân đóng góp. Nghe nói sắp tới đồng tiền của ông còn trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế nữa. Ngôn ngữ của ông còn sắp muốn thay cả IELTS, TOEFL iBT, SAT, GRE, GMAT..anh em tha hồ mà ngồi lấy lông ra làm bút, mực dính đầy răng..Hôm nọ ông sang nhà mình chơi, nói hay lắm, ông bảo là phải lấy đại cục làm trọng. Nghe đã thấy "chiếc bánh song phương bốc mùi đại cục" rồi...Nói thế nhưng cũng thấy ông giỏi ông mạnh thật, nhà mình phải cắp sách học của ông vài bài..

Còn quốc nội thì thế nào?
Giáo dục vẫn thế. Học sinh khắp cả nước vẫn lên lớp đều, đỗ tốt nghiệp loại ưu. Được cái từ khi bỏ thi đại học, sinh viên các trường "giỏi" ở thành phố lớn khó vào được các trường hàng đầu vì các em học hành thế nào mà thi tốt nghiệp điểm không giỏi bằng anh em đồng đạo ở những vùng xa xôi. Mà bây giờ đỗ đại học nhiều khi không phải điểm cao, mà là do nhanh chân nộp hồ sơ. Có cậu tú tài điểm bằng người ta, nhưng nộp chậm cái thế là trượt, khóc mãi. Vẫn cứ cải cách sách giáo khoa, vẫn cứ cải tiến chương trình giảng dậy, vẫn cứ đề án này, dự án kia...20 năm nay vẫn cứ như thế, nhưng các em vẫn cứ học, và nói như Vũ Trọng Phụng thì "...Đám cứ đi..." Học thì đã thế, nuôi con lớn thành người khỏe mạnh bây giờ cũng khó khắn hơn. Nghe nói bây giờ tiêm vắc-xin cho con cái thì nhiều bà con làm chuyến du lịch sang Sư Tử Quốc cho yên lành. Bệnh viện chật cứng, vào đến xì-nhá thì thôi hoảng hồn luôn, bỏ về luôn. Được cái bây giờ giao thông tốt hơn nhiều thật, cầu, đường, hầm thuận tiện hơn nhiều...dù tắc vẫn hoàn tắc. Nói thế nhưng vẫn thông cảm vì tắc đường là vấn nạn toàn cầu, chứ không chỉ riêng ai...

Phong trào sinh viên thì sao?
Phải công nhận rằng sinh viên bây giờ năng động, nhạy bén và quan tâm tới quốc sự. Các em thành lập nhóm, câu lạc bộ học tập và thảo luận các vấn đề lớn của đất nước và thế giới. Trường nào cũng vài trục câu lạc bộ, nào là nghiên cứu khóa học, nhà kinh tế trẻ, bất động sản, luật gia trẻ, rồi chuyên ngành sâu như sở hữu trí tuệ, thương mại quốc tế...tôi rất phục các em. Với định hướng sớm về ngành học như thế, cộng với đam mê nữa thì các em sẽ sớm trở thành những chuyên gia, nguồn nhân sự ưu tú cho đất nước...có lẽ cái các em cần không phải là kiến thức cụ thể vì ngày nay chỉ cần chịu khó nghiên cứu thì học liệu đâu có thiếu gì, sách, báo, internet mênh mông rồi; mà cái các em cần là một con đường, một định hướng để 4 năm ngồi ghế đại học không lãng phí vào những chuyện không đem lại kết quả gì. Học thì quá nhiều môn để học, nhưng đam mê thì chưa phải ai cũng có. Cứ học cho qua môn, đạt điểm thi thế là xong. Thời gian trôi qua, tốt nghiệp vẫn không biết mình làm được gì, kỹ năng thực tế mang theo là gì. Không có gì lạ nếu nói rằng các em sinh viên chưa viết nổi một lá đơn, tờ trình, báo cáo chuẩn chưa nói đến những thứ xa xôi hơn. Hay là trong trường các em không được học những kỹ năng cơ bản, như viết-nói. Ở các trường đại học mà tôi đã học, thì kỹ năng viết vẫn được đặt lên hàng đầu. Có các lớp chuyên về viết từ viết nghiên cứu khoa học tới viết luận án...đều có những Full Course hay Seminar để sinh viên đăng ký học.

Cơ hội rất nhiều nhưng cạnh tranh khốc liệt. Các em đã sẵn sàng vào cuộc chơi chung của thị trường lao động chưa? Các em cần chuẩn bị những gì? Những thứ các em học ở nhà trường đã là những gì thị trường cần chưa? Thị trường luôn có chỗ đứng cho những người giỏi nhất, những người giỏi vừa và những người giỏi, vớt vát những người khá giỏi. Còn lại thì sao? sự phân bổ lao động không hợp lý giữa các tỉnh thành dẫn đến nơi thừa nơi thiếu. Không ai chịu về nơi mình bắt đầu ra đi, nơi đó có khi lại thực sự cần các em. Trong 4 năm ngồi ghế đại học, các em học được những gì để khi ra trường dùng được ngay. Những kỹ năng cơ bản nhất lại là những thứ thị trường cần nhất. Một sinh viên ngoại ngữ có tự tin bước vào bàn đàm phán của doanh nghiệp để dịch cho lãnh đạo hay không? một sinh viên luật đã biết soạn thảo một hợp đồng kinh tế hay chưa? nếu câu trả lời là chưa, thì các em mất 4 năm để học cái gì? trong khi đó Việt Nam vào TPP rồi, đầu tư ra vào nhiều, đòi hỏi của doanh nghiệp với nhân lực cũng ngày càng cao, khắt khe hơn. Đó còn chưa kể một lực lượng du sinh sẽ về nước, bổ sung cho sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao. Nhiều em hỏi tôi cần phải làm gì, tôi bảo rằng hãy tập viết, tập nói và tập phân tích vấn đề. Những kỹ năng cơ bản nhất là cái mà dùng nhiều nhất khi ra trường đấy...
Không chỉ các em bị cạnh tranh, mà cả nước Việt Nam cũng đang bị cạnh tranh khốc liệt đấy. Những nước đang phát triển có nước nào là không muốn hút FDI. Mynamar, Cambodia...Indonesia...đều ra sức cải cách để hút tiền đầu tư. Nhất là Myanmar đang được cho là Việt nam cách đây 20 năm. Nước này chuyển nhanh quá, đang từ chế độ quân sự độc tài, sang ngay thành tự do dân chủ, nên phương tây ưu ái đầu tư nhiều. Cái mà chúng ta đang có là lực lượng lao động chất lượng và trẻ, đang trong tuổi dân số vàng. Nhưng chỉ 10 năm nữa thôi, lợi thế đó của Việt Nam liệu có còn không? Cho nên lực lượng sinh viên Việt Nam hôm nay học hành cẩn thận chính là sự chuẩn bị nguồn nhân lực cho 10 năm tới. Hy vọng một ngày không xa chúng ta sẽ sản xuất được chiếc ốc-vít cho Samsung, làm được la-zăng cho Toyota...

"Quốc gia lâm nguy...thất phu hữu trách.."

Review "100 lễ tiết cần học hỏi trong cuộc đời - Bích Lãnh"


Một nhà tư tưởng nổi tiếng thời Thanh đã nói: “ Muốn xứng đáng là con người thì phải hiểu lễ tiết” Thật vậy, trong cuộc sống ngày càng tiện nghi, con người đang dần bị phụ thuộc những thiết bị máy móc hiện đại, bị cuốn theo lối sống thực dụng thì việc quan tâm đến những lễ tiết, lễ nghi càng phải được chú trọng hơn. Chính vì lý “100 lễ tiết cần học hỏi trong cuộc sống” sẽ giúp bạn học hỏi thêm được những lễ  tiết, những cách ứng xử sao cho phù hợp với từng tình huống của cuộc sống.

Về mặt nội dung: Trước khi đọc cuốn sách này ta phải hiểu được: lễ tiết là gì? – Lễ tiết là diện mạo, cách ăn mặc và cách đối đáp ứng xử. Lễ nghi giao tiếp góp phần tạo dựng hình ảnh, thể hiện tính cách con người. Ai không biết hoặc biết nhưng không vận dụng là sơ suất đáng kể nhất trong môi trường giao tiếp. Ngược lại nếu ai nhận biết và vận dụng linh hoạt từng chi tiết nhỏ nhặt trong lễ nghi xã giao, tức là thích ứng các yêu cầu cơ bản trong mối quan hệ ứng xử giữa người với người thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội quý báu cho cuộc đời và sự nghiệp.
Về mặt bố cụ: Trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra 100 lễ tiết, tất cả được trình bày một cách khoa học theo thứ tự từ những lễ tiết đơn giản đến những lễ tiết phức tạp; từ những lễ tiết cơ bản và dễ gặp trong cuộc sống như: lễ tiết nét mặt, lễ tiết đi đứng….. cho đến những lễ tiết ít gặp hơn như: lễ tiết đi tàu thủy, lễ tiết tham gia vũ hội, lễ tiết xem thi đấu thể thao…. Nhìn chung tất cả đều rất quan trọng và cần thiết cho chúng ta. Mỗi lễ tiết lại được trình bày theo bố cục 3 phần : Tiêu điểm lễ tiết (giúp cho người đọc có cái nhìn khái quát về tác dụng của việc giữ đúng lễ tiết đó); lộ trình vận dụng (phần này tác giả giới thiệu các tiêu chuẩn và cách thực hiện các lễ tiết), lời cảnh báo của chuyên gia (đây là lời nhắc nhở của chuyên gia về những phát sinh có thể xảy ra trong quá vận dụng các lễ tiết).

Chắc chắn khi đọc xong cuốn sách bạn sẽ không còn lúng túng trong việc bắt tay, cách tặng quà, thậm chí là cả cách pha trà…..

Review "Khuyến học - Fukuzawa Yukichi"

"Khuyến học" và bài học cho giới trẻ Việt.

"Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người.
Tất cả do sự học mà ra"

 ‘Khuyến học’ là một cuốn sách rất hay do Fukuzawa Yukichi viết trong những năm 1872-1876. Nó được đánh giá là tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến công chúng Nhật Bản. Và cho dù đã hơn một thế kỷ từ khi được ra mắt, “Khuyến học” vẫn luôn chiếm vị trí trang trọng trên kệ sách gia đình của người Nhật bản. Được phát hành hơn 3 triệu bản ngay lần đầu tiên và tái bản 76 lần, ngày nay, ‘Khuyến học’ vẫn là tài liệu đầy chất thời sự cho những đất nước, những con người muốn đạt đến văn minh bằng giáo dục. Thật dễ hiểu tại sao đây lại là cuốn sách mà “ông vua café” – Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ tịch tập đoàn café Trung Nguyên khuyên thế hệ trẻ Việt Nam nên đọc.
Còn nói về Fukuzawa Yukichi, khi nhắc đến ông, không người Nhật nào lại không biết. Họ nói về ông như bậc “khai quốc công thần” của nước Nhật hiện đại. Ông  được ví như “Voltaire (Vôn tê – triết gia, đại thi hào người Pháp) của Nhật Bản” hình ảnh ông được in trên tờ tiền có mệnh giá cao nhất ở Nhật, tờ 10.000 yên.
Đọc ‘Khuyến học’ ta có cảm giác mình đang được sống trong đất nước Nhật Bản cuối thế kỷ 19. Tác giả đã không ngần ngại đưa vào trang sách của mình những “ung nhọt” của xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Chế độ thì cổ hủ, quan chức thì tham nhũng, người dân thì ăn chơi sa đọa còn học sinh sinh viên thì lười biếng… Cuốn sách có 17 chương, đề cập đến những vấn đề mà xã hội Nhật đang phải đối mặt và phải vượt qua để có thể trở thành cường quốc, từ cách học làm người cho đến các vấn đề dân tộc, lợi ích của giáo dục, khoa học, quyền tự do bình đẳng và quan hệ giữa chính quyền với người dân, cách tiếp thu văn minh phương Tây.
Cuốn sách không phải là kim chỉ nam, càng không phải là lời giải đáp, hay các phương án cho những vấn đề của xã hội Việt Nam hiện nay. Nó có lẽ chỉ đơn giản là một cách thức khơi gợi suy nghĩ, tự suy nghĩ. Để mỗi người nhất là các bạn trẻ tự theo đuổi những mục tiêu cuộc đời mình, nhằm không chỉ đem lại tương lai tốt đẹp cho bản thân, mà hơn thế, từ sự chuyển mình của nước Nhật, hy vọng mỗi người Việt trẻ sẽ nghĩ đến tương lai đất nước mình.
“Trời không sinh ra người đứng trên người cũng không sinh ra người đứng dưới người. Tất cả do sự học mà ra”. Đây được xem là tuyên ngôn của Fukuzawa Yukichi khi nói về tầm quan trọng của học vấn. Ông viết : “…cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực. Đó là khoảng cách giữa người thông minh và kẻ đần độn,…. Sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đần độn là ở chỗ có học hay vô học mà thôi”. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, giới trẻ đang không hiểu được tầm quan trọng của của học vấn, và vì không coi trọng sự học nên nhiều bạn trẻ học hành chểnh mảng, phung phí thời gian, tiền bạc, sức khỏe vào các cuộc chơi, vào các tệ nạn xã hội. Có thể nói vấn đề mà giới trẻ của Việt Nam mắc phải chính là vấn đề của giới trẻ Nhật Bản hàng trăm năm trước. Vậy họ đã làm gì để vượt qua thực trạng đó? Tất cả gói gọn trong một chữ: “học”, nhưng học những gì? Ban đầu, nên học từ những môn cơ bản nhất như học soạn thảo thư từ, học cách cân đo đong đếm, học các môn Đạo đức, học cách cư xử, cách giao tiếp, cách sinh hoạt giữa người với người rồi mới đến các môn Địa lý, Lịch sử, Vật Lý, vv…Học trên trường không đủ thì học qua sách báo… Việc học phải đi đôi với thực hành chứ không dừng lại ở lý thuyết suông. Bản chất của việc học phụ thuộc vào khả năng ứng dụng. Có học vấn mà không ứng dụng được vào thực tế thì chẳng khác gì vô học. Một điểm rất hay ở Yukichi là ông đề cao “học thực”, nghĩa là học để lấy kiến thức, phát triển bản thân chứ không phải vì bằng cấp, địa vị, tiền bạc… Một quan điểm trái ngược với Nho giáo khi ông cho rằng giáo dục Nho giáo “chỉ đào tạo ra một giai cấp trí thức học ra để làm quan chứ không phải để giúp đời”.
Ông kịch liệt phê phán những người “còn trẻ mà lại muốn lựa chọn công việc an nhàn” mà quên mất rằng cái gì càng khó đạt được thì càng quý trọng, càng khó kiếm thì càng có giá trị cao. Xét thấy sinh viên Việt Nam ngày nay có xu hướng tránh né việc khó, tìm việc dễ. Môn nào khó thì bỏ, những môn dễ thì lại hời hợt, chủ quan.  Cứ tiếp diễn sẽ trở thành xu hướng, trào lưu trong xã hội và cuối cùng thì đáp ứng được trình độ các công ty trong nước còn khó huống chi là theo kịp sinh viên toàn cầu về mặt kiến thức. Đây cũng có lẽ là lý do tại sao mà tỷ lệ sinh viên nước ta ra trường làm trái nghề và thất nghiệp luôn rất cao. Thay đổi thực tế này không khó. Chỉ cần thế hệ trẻ luôn giữ được tinh thần quyết tâm, không ngại khó, suy nghĩ khách quan mọi sự vật, ngày đêm rèn dũa và tích lũy thực lực bản thân. Cứ như vậy chắc chắn sẽ có ngày đạt được thành công.
Như đã biết, văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có khá nhiều sự tương đồng cả trong quá khứ và hiện tại nên việc áp dụng những lời khuyên của Yukichi vào Việt Nam thì rất phù hợp. Ngày xưa cả hai nước đều bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, còn ngày nay là văn hóa phương Tây. Nhận thức được điều đó, ông khuyên thế hệ trẻ cần rèn luyện năng lực phán đoán, năng lực lựa chọn: tin cái gì và nghi ngờ cái gì?  Có những tập quán tốt đẹp ở phương Tây nhưng khi về Việt Nam chưa chắc đã phù hợp. Văn minh phương Tây đúng là hơn hẳn Việt Nam, nhưng không có nghĩa là cái gì của nó cũng hoàn hảo. Văn minh phương Tây cũng đầy rẫy khuyết điểm và ngược lại không phải phong tục nào của Việt Nam cũng cổ hủ, kém cỏi. Vì vậy, việc phân biệt cái gì tốt cái gì xấu lại càng trở nên quan trọng.
Tóm lại, Khuyến học được đánh giá là cuốn sách phù hợp nhất đối với những vấn đề mà xã hội Việt Nam và cách riêng là thế hệ trẻ đang gặp phải. Tuy mới ra mắt ở VN vào quý ii năm 2014 nhưng nó đang được tầng lớp trí thức trẻ của Việt Nam sử dụng rất nhiều, thậm chí “Vua café” Đặng Lê Nguyên Vũ còn làm chương trình in tặng cuốn sách này cho các bạn trẻ. Từ đó có thể thấy cuốn sách này được đánh giá cao như thế nào. Vấn đề ở đây chỉ là làm sao để áp dụng những lời khuyên của Yukichi cho hợp lý mà thôi. 

-Mắt Bão-

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Kỹ năng viết Email

15 "típ" gửi email văn minh mọi nhân viên công sở nên biết

Tác giả Pachter đã phác thảo những nét cơ bản về quy cách gửi email hiện đại trong cuốn sách của bà “The Essentials Of Business Etiquette”. Những quy cách đôi khi bạn bỏ qua này lại cho thấy sự chuyên nghiệp của bạn trong công việc.
gửi email, kỹ năng gửi email, kỹ năng làm việc

1. Dòng tiêu đề rõ ràng, ngắn gọn
“Mọi người thường quyết định có mở một email không dựa vào dòng tiêu đề” – Pachter nói. “Hãy chọn một tiêu đề giúp người đọc biết rằng bạn đang đánh đúng vào mối quan tâm của họ”.
2. Dùng địa chỉ email chuyên nghiệp
gửi email, kỹ năng gửi email, kỹ năng làm việc

Nếu bạn làm việc cho một doanh nghiệp, bạn nên dùng địa chỉ email của công ty. Nhưng nếu bạn sử dụng email cá nhân, bạn cũng nên thận trọng trong việc chọn địa chỉ, Pachter khuyên.
Bạn nên có địa chỉ email là tên mình để người nhận biết chính xác ai đang gửi thư. Đừng bao giờ dùng những địa chỉ (có lẽ là còn sót lại của thời đi học) không phù hợp với công sở như “cobethienthan” hay “changtrailangtu”…
3. Nghĩ kỹ trước khi nhấn nút “Trả lời tất cả”
gửi email, kỹ năng gửi email, kỹ năng làm việc

Không ai muốn đọc thư từ 20 người mà không liên quan gì tới mình. Chỉ nên “trả lời tất cả” khi bạn thực sự nghĩ rằng mọi người trong danh sách nên nhận được thư.
4. Một đống chữ ký
gửi email, kỹ năng gửi email, kỹ năng làm việc

Hãy cho người nhận biết một số thông tin về bạn – Pachter đề xuất. “Nhìn chung, cái này sẽ khẳng định tên đầy đủ của bạn, chức danh, tên công ty và thông tin liên hệ, trong đó có số điện thoại. Bạn cũng có thể “quảng cáo” thêm một chút cho bản thân, nhưng đừng làm quá với những câu trích dẫn hay tác phẩm nghệ thuật”.
Hãy sử dụng cùng một phông chữ, cỡ chữ và màu sắc cho phần chữ ký – bà nói.
5. Sử dụng lời chào chuyên nghiệp
Đừng sử dụng những từ thông tục như “Này”, “Ê…”
Đây là những lời chào thân mật, và nói chung không nên sử dụng trong môi trường công sở. Bà Pachter khuyên rằng không nên gọi ai đó bằng tên tắt. “Hãy nói ‘Chào Michael’ trừ khi bạn chắc rằng anh ta thích được gọi là Mike hơn”.
6. Sử dụng ít dấu chấm than
gửi email, kỹ năng gửi email, kỹ năng làm việc

Nếu bạn quyết định sử dụng một dấu chấm than, chỉ nên sử dụng nó để truyền tải sự khuyến khích – Pachter nói.
“Đôi khi mọi người hay đặt quá nhiều dấu chấm than ở cuối câu. Bức thư có thể quá cảm xúc hoặc có vẻ như thiếu sự trưởng thành. Dấu chấm than chỉ nên sử dụng rất hạn chế trong văn viết”.
7. Thận trọng với khiếu hài hước
gửi email, kỹ năng gửi email, kỹ năng làm việc

Khiếu hài hước rất dễ bị hiểu sai nếu không kèm giọng điệu và nét mặt. Trong một trao đổi nghiệp vụ, tốt nhất là nên loại bỏ yếu tố hài hước trừ khi bạn biết rõ người nhận. Ngoài ra, đôi khi cái mà bạn cho là hài hước lại không hài hước với người khác.
Pachter nói: “Một điều gì đó rất buồn cười khi nói có thể lại rất khác khi viết. Khi bạn nghi ngờ điều đó, hãy bỏ nó đi”.
8. Hiểu rằng văn hóa khác nhau có thể nói và viết khác nhau
gửi email, kỹ năng gửi email, kỹ năng làm việc

Hiểu nhầm có thể dễ dàng xảy ra do khác biệt văn hóa, đặc biệt là trong văn viết khi bạn không thể nhìn thấy ngôn ngữ cơ thể của người kia. Hãy điều chỉnh thông điệp của bạn phù hợp với nền tảng văn hóa của người nhận.
Một nguyên tắc bạn luôn phải nhớ là ở những nền văn hóa như Ả Rập, Nhật Bản, Trung Quốc, người ta luôn muốn hiểu về bạn trước khi làm ăn với bạn. Ngược lại, những người Đức, Mỹ hay Scandinavian đưa ra quyết định rất nhanh.
9. Trả lời email – ngay cả khi email không chủ ý gửi cho bạn
Khi email vô tình gửi nhầm cho bạn, đặc biệt là nếu người gửi đang mong hồi đáp thì bạn nên trả lời lại. Việc trả lời không cần thiết nhưng đó là một hành xử tốt, đặc biệt là nếu người này làm việc cùng công ty hay cùng lĩnh vực với bạn.
Ví dụ, bạn có thể trả lời: “Tôi biết là anh đang rất bận, nhưng tôi không nghĩ rằng anh định gửi email này cho tôi. Và tôi muốn cho anh biết điều đó để anh có thể gửi lại đúng người”.
10. Soát lỗi sai chính tả
Có thể người nhận sẽ không chú ý những lỗi này, nhưng bạn vẫn nên đọc đi đọc lại email vài lần. Cũng đừng phụ thuộc vào phần mềm kiểm tra chính tả vì đôi lúc nó sai.
11. Hãy gõ địa chỉ email cuối cùng
gửi email, kỹ năng gửi email, kỹ năng làm việc

“Bạn sẽ không muốn vô tình gửi thư đi khi chưa hoàn thành. Ngay cả khi bạn đang trả lời thư, tốt nhất là bạn nên xóa địa chỉ người nhận, sau đó chèn vào khi chắc chắn rằng đã hoàn thành tin nhắn” – Pachter nói.
12. Gửi đúng địa chỉ người nhận
Pachter nói rằng hãy thận trọng khi gõ địa chỉ người nhận vào dòng “To”. “Rất dễ chọn sai tên. Nó có thể khiến bạn và người nhận email nhầm đều xấu hổ”.
13. Giữ phông chữ cổ điển
Một nguyên tắc bất di bất dịch là email của bạn nên để phông chữ mà người khác có thể đọc dễ dàng nhất. “Nhìn chung, tốt nhất là bạn nên chọn cỡ chữ 10-12 và chọn phông dễ đọc như Arial, Calibri hay Times New Roman. Còn với màu sắc, màu đen luôn là lựa chọn an toàn nhất” - Pachter khuyên.
14. Thận trọng với giọng điệu
Cũng giống như khiếu hài hước trong văn viết, khi không có biểu hiện khuôn mặt và giọng nói, giọng điệu cũng có thể dễ bị hiểu sai. Ý bạn nói là “thẳng thắn” thì họ sẽ hiểu thành “tức giận và cộc lốc”.
Để tránh điều này, Pachter đề xuất bạn nên đọc to thư của mình lên trước khi gửi. Nếu bạn thấy không ổn thì người nhận cũng cảm thấy như vậy.
15. Không có gì bí mật
gửi email, kỹ năng gửi email, kỹ năng làm việc

Mọi tin nhắn điện tử đều để lại dấu vết. Hãy luôn nhớ điều đó.
Hãy luôn giả sử rằng người khác sẽ nhìn thấy những gì bạn viết, vì thế đừng viết bất cứ điều gì mà bạn sẽ không muốn mọi người nhìn thấy. Đừng viết bất cứ điều gì không có lợi cho bạn hay khiến người khác tổn thương. Sau cùng, email rất dễ “forward”, nên tốt nhất là an toàn, hơn là phải nói lời xin lỗi.
  • (Theo Business Insider)