Thành lập CLB Những nhà ngoại giao trẻ Trường Đại học Đông Đô

Tên gọi chính thức: Câu lạc bộ Những nhà ngoại giao trẻ trường Đại học Đông Đô - HDIU Young Diplomats Club. Tên viết tắt là HYDC Ngày thành lập: 26/03/2016

CLB Những nhà ngoại giao trẻ trường đại học Đông Đô

Tổng quan về HDIU Young Diplopmats Club (HYDC)

Câu lạc bộ Những nhà ngoại giao trẻ trường Đại học Đông Đô là một tổ chức phi lợi nhận được thành lập ngày 26/03/2016

NỘI QUY CÂU LẠC BỘ

CLB Những nhà ngoại giao trẻ trường Đại học Đông Đô

(HOT) Đănng ký làm thành viên chính thức

CLB Những nhà ngoại giao trẻ Trường Đại học Đông Đô

Cơ cấu tổ chức của Câu lạc bộ

CLB Những nhà ngoại giao trẻ Trường Đại học Đông Đô

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Tọa đàm "ĐẠI HỌC không phải HỌC ĐẠI" (ngày 26/10/2016)

Sáng thứ 4, ngày 26/10/2016, tại trường Đại học Đông Đô đã diễn ra một buổi tọa đàm hết sức bổ ích với chủ đề: “ĐẠI HỌC không phải HỌC ĐẠI” do CLB Những nhà ngoại giao trẻ Đại học Đông Đô và Khoa Quan hệ quốc tế tổ chức.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các vị khách mời:
- PGS TS Trần Kiểm - Trưởng khoa Quan Hệ Quốc tế trường Đại học Đông Đô.
Nhà báo Lại Hợp Nhân, phó tổng biên tập Báo diễn đàn Doanh Nghiệp – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ủy viên BCH TW Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam; Tổng thư ký Chương trình Khởi nghiệp.
- Chị Đinh Hông Liên - CEO Công Ty TNHH Ngôi Nhà Habana, Cựu sinh viên khóa K11 Khoa Quan Hệ Quốc tế trường Đại học Đông Đô,


Chủ đề buổi tọa đàm tuy khá quen thuộc, nhưng vẫn luôn là câu hỏi lớn không chỉ đối với các bạn sinh viên năm nhất và còn đối với cả những sinh viên sắp ra trường, những người đang loay hoay với việc lựa chọn tương lai, hoạch định những bước đi tiếp trên con đường lập nghiệp.

Tại đây, anh Lại Hợp Nhân và Chị Đinh Hồng Liên, đứng ở góc độ một nhà tuyển dụng, đã giải đáp những thắc mắc mà hầu hết các bạn sinh viên đều gặp phải như như: Sinh viên cần làm gì để tăng sức cạnh tranh trong một thị trường lao động ngày càng gay gắt như hiện nay? Các doanh nghiệp thực sự cần gì ở sinh viên, những cử nhân mới ra trường hay sinh viên có thể làm gì để nâng cao vị thế của mình trong mắt các nhà tuyển dụng?

Bên cạnh đó, anh Lại Hợp Nhân còn chỉ rõ, “Nhìn chung, không có sự đánh giá thiên vị của các doanh nghiệp đối với sinh viên các trường công – dân lập, việc quyết định một lao động có nhận được công việc hay không chính là kinh nghiệm và khả năng giải quyết công việc thực tế.”


Trả lời cho câu hỏi nên làm gì cho quãng đời sinh viên, chị Đinh Hồng Liên đã đưa ra những lời khuyên rất thú vị rằng “Hãy hỏi, hãy sai lầm khi còn có thể, chỉ khi mắc sai lầm, tuổi trẻ mới tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân.”




Có thể nói, buổi tọa đàm không chỉ dừng lại ở khuôn khổ một buổi nói chuyện thông thường, mà còn là nơi những thế hệ đi trước chia sẻ, kiến tạo cho thế hệ sau của mình những kinh nghiệm quý báu. Chắc chắn rằng, những chia sẽ bổ ích trên đã giúp các bạn sinh viên có thêm những gợi ý để có thể xác định rõ ràng hơn những việc cần làm ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.

Sau buổi tọa, anh Phạm Minh Dự - chủ nhiệm CLB có chia sẻ : “Từ những kinh nghiệm của các khách mời, các bạn sinh viên sẽ có thêm những nguồn tham khảo để hoạch định cho mình một kế hoạch phù hợp nhất trên con đường mang tên ĐẠI HỌC."


"Đây là một trong những hoạt động hàng tháng của CLB. Chắc chắn trong tương lai, CLB sẽ còn nỗ lực hơn nữa đem lại thêm nhiều hoạt động, chương trình bổ ích cho các bạn sinh viên khoa Quan Hệ Quốc tế nói riêng và toàn thể các bạn sinh viên trường Đại học Đông Đô nói chung."



Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Giới thiệu tọa đàm "ĐẠI HỌC không phải HỌC ĐẠI"


Bạn là sinh viên năm nhất khóa K21 đang gặp KHÓ KHĂN khi tiếp cận với PHƯƠNG PHÁP HỌC ở bậc Đại học?
Bạn háo hức với PHONG TRÀO SINH VIÊN nhưng chưa biết cách thức tham gia?
Bạn muốn được nghe những chia sẻ chân tình, những kinh nghiệm hữu ích từ các vị khách mời, các thầy cô và các anh chị khóa trên.
Những câu hỏi trên lại càng trở nên bức thiết hơn khi bạn là một sinh viên QUAN HỆ QUỐC TẾ, lĩnh vực mà ở đó việc học đại học không bao giờ là ... "học đại"
Đó chính là những gì mà CLB NHỮNG NHÀ NGOẠI GIAO TRẺ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG ĐÔ sẽ giải đáp cho các bạn trong buổi Tọa đàm với chủ đề:
"ĐẠI HỌC" KHÔNG PHẢI "HỌC ĐẠI".
Tọa đàm năm nay càng đặc biệt hơn khi có sự tham gia của những vị khách mời là những người trẻ thành đạt, điều đó hứa hẹn sẽ đem lại một tọa đàm hấp dẫn và thành công.
Đến với Tọa đàm, bạn sẽ biết thêm những kiến thức cần thiết về phương pháp học hay thảo luận về muôn vàn vấn đề xoay quanh chuyện học và sống của sinh viên. Bạn cũng sẽ được thầy cô giảng viên và các anh chị sinh viên khóa trên giải đáp bất cứ băn khoăn thắc mắc nào từ bé tí ti đến to khủng khiếp cũng như thu nhận những chia sẻ, giãi bày, kinh nghiệm bổ ích quý báu.
- Thời gian : 8h - 10h30 ngày 19 tháng 10 năm 2016
- Địa điểm : Hội trường tầng 7 - Tòa nhà VAPA, số 4, Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội.

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

CLB Những nhà ngoại giao trẻ Đại học Đông Đô tuyển thành viên (GEN II)


Bạn mong muốn cuộc sống đại học của mình không đơn giản chỉ là “lên giảng đường – về nhà trọ”?
Bạn mong muốn được giao lưu, học hỏi, và trực tiếp rèn luyện, thực hành các kĩ năng mới hữu ích cho tương lai của bản thân?
Bạn đang có ý định tham gia một CLB chuyên môn?
Và bạn mong muốn được kết thêm nhiều bạn mới và có một “gia đình” mới suốt 4 năm ở đại học?

Vậy thì đừng chần chừ gì nữa mà hãy đến với HYDC – CLB Những nhà ngoại giao trẻ . Dù mới chỉ thành lập tháng 3 năm 2016 dưới sự quản lý bảo trợ chuyên môn từ Khoa Quan hệ quốc tế - Đại học Đông Đô, nhưng với những gì đã làm được đủ để HYDC tự hào là một trong những câu lạc bộ chuyên môn tiêu biểu nhất Đại học Đông Đô.
Tiêu chí HYDC cần ở các bạn là sự NHIỆT TÌNH và YÊU THÍCH. YÊU THÍCH các vấn đề kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế. NHIỆT TÌNH khi tham gia nghiên cứu, hoạt động tại CLB.
Và trở thành thành viên của HYDC, không những là cơ hội cho các bạn được tham gia tổ chức những sự kiện kinh tế tiêu biểu, gặp gỡ giao lưu với các đối tác, khách mời – những người có chuyên môn, mà đó còn là nơi để các bạn thỏa sức trải nghiệm, khám phá bản thân trong một môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp. Qua đó, các bạn có thể học hỏi thêm những kinh nghiệm quý báu, tích góp vào hành trang trong suốt 4 năm đại học của mình.
Sự thành công sau này phụ thuộc tất cả vào sự lựa chọn ngay lúc này của các bạn. Vậy thì, còn chần chừ gì nữa mà không đăng kí trở thành một thành viên của HYDC.
Đơn đăng kí chính thức tuyển thành viên đã mở và sẽ kết thúc vào 24h ngày 31/10/2016.
Mọi thắc mắc xin liên hệ: 
SĐT: 0976296905
EMAIL: CLB.NGOAIGIAOTRE.HDIU@gmail.com

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Xây dựng mối quan hệ sao cho hiệu quả


Andrew Carnegie - ông vua ngành sắt thép của Mỹ từng nói “Tri thức của các chuyên gia chỉ chiếm 15% trong thành công của họ, 85% còn lại phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội”. Điều ngày càng ngày càng được chứng thực trong thế giới phẳng, khi mà nội dung chính của nhiều khóa học kỹ năng dành cho sinh viên, học sinh, doanh nhân... đều có nhắc đến kỹ năng xây dựng mối quan hệ. Dù đó là loại quan hệ xã hội nào : đồng nghiệp, bè bạn, trong và ngoài doanh nghiệp... thì đều có tác động lớn đến cuộc sống của mỗi chúng ta.

Chìa khóa để có mối quan hệ thành công
Như vậy, chúng ta sẽ đặt ra câu hỏi, đâu là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ thành công. Đơn giản thôi, điểm mấu chốt nằm ở sự tin cậy của đối phương với chúng ta. Điều này tưởng dễ dàng, nhưng thực ra đòi hỏi sự nỗ lực rất nhiều ở từng cá nhân. Bởi vì mỗi con người thường hành động theo bản năng của mình, đó là hành động vì những điều có ích cho bản thân mình trước tiên. Nhưng nếu bạn chứng tỏ được sự quan tâm của mình đối với những người xung quanh, cũng như cam kết mang lại những giá trị lợi ích phát triển chung cho cả bạn và họ, thì chắc chắn những gì chúng ta nhận lại sẽ là quả ngọt.

Một "vũ khí bí mật" mà người Nhật Bản đã rất thành công khi sử dụng để chinh phục trái tim của những khách hàng khó tính nhất, đó là biết mỉm cười. Việc mỉm cười trong giao tiếp tạo nên những hiệu ứng tích cực rất bất ngờ, tạo nên sự khác biệt của cá tính mỗi cá nhân, đội nhóm, thậm chí là mỗi doanh nghiệp. Sự cởi mở trên khuôn mặt người đối diện luôn tạo một cảm giác dễ chịu, thân thiện, nó là sự khởi đầu rất tốt cho một mối quan hệ mới.

Tiếp theo, hãy tìm hiểu xem đối phương của bạn có điểm gì khác biệt? Người viết cam đoan rằng mỗi cá nhân đều có một nét cá tính riêng biệt, một sở thích, một "điểm nhạy cảm" nào đó, mà chúng ta có thể dựa vào để tạo nên mối liên kết với họ. Bất kể họ đang làm công việc gì, khi bắt đầu xây dựng mối quan hệ với họ, bạn nên tôn trọng sự khác biệt đó, thì đối phương sẽ dễ dàng chấp nhận bạn hơn. Tuy nhiên, khả năng nhận biết này còn tùy thuộc vào óc quan sát, cảm nhận, và mức độ chân thành khi xây dựng mối quan hệ của bạn.

Hơn hết, nếu bạn thấu hiểu được quan điểm của họ, những mong muốn, những trăn trở của họ trong bối cảnh mà họ sinh sống, làm việc, thì bạn sẽ nắm được chiếc chìa khóa mở vào một mối quan hệ vững chắc, lâu bền.

Rào cản quá trình xây dựng mối quan hệ
Để xây dựng một mối quan hệ thành công, thì chắc chắn cần nhiều thời gian, và cũng có nhiều hạn chế, nhiều rào cản. Có thể nhắc đền một vài trường hợp tiêu biểu nhất khi xây dựng mối quan hệ với một người, khi người này quá tự ti, hoặc quá tự kiêu, hoặc quá bảo thủ. Mỗi một kiểu người "quá độ" thế này đều tự dựng lên trước mặt họ một bức tường cản, để chúng ta hoặc là không thể đến gần họ, hoặc là có ác cảm ngay từ ban đầu, hoặc là không bao giờ cảm thấy mình được tôn trọng trong mối quan hệ với họ. Chính vì thế, bạn hãy cân nhắc xem, hiện tại mình có phải là một trong 3 kiểu người điển hình này không?

Kế tiếp, thất tín cũng là một yếu tố làm đổ vỡ khá nhiều mối quan hệ tốt đẹp, mà bạn đã vất vả xây dựng qua quá trình dài. Thất tín bắt nguồn từ nhiều hành động nhỏ khác nhau. Ví dụ điển hình như một người trong công ty, nếu anh ta thường xuyên đi trễ, thường xuyên nộp báo cáo trễ ... mà không có lý do chính đáng, thì chắc hẳn sẽ không nhận được sự thông cảm của đồng nghiệp khi anh ta có lý do chính đáng thực sự. Từ đây, đồng nghiệp có thể đặt ra câu hỏi, liệu sự thất tín của anh ấy về thời gian có dẫn đến sự thất tín nào khác trong lối sống (ví dụ, nói dối ?). Anh này sẽ không bao giờ chiếm được "số phiếu bầu" cao nhất khi có một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết nào đó mà tập thể công ty cần người hoàn thành.

Một điều khác cũng không kém phần quan trọng, đó là kỹ năng giao tiếp. Nó giống như hương thơm của chúng ta trong đám đông vậy! Kỹ năng đó có thể là cách bắt tay, cách dùng muỗng nĩa (trong tiệc chiêu đãi chẳng hạn), cách dùng câu từ chính xác - gẫy gọn, cách ăn mặc đúng với hoàn cảnh ..v..v. Mỗi một chi tiết nhỏ này, ít hay nhiều đều phản ánh con người ban đầu của bạn, và đếu đóng vai trò quyết định trong việc người khác có muốn bắt đầu một mối quan hệ mới với bạn không, hoặc tiếp tục duy trì nó với sự yên tâm, tự hào.

Lộ trình xây dựng mối quan hệ thành công
Như vậy, lộ trình như thế nào là phù hợp để xây dựng và duy trì mối quan hệ, cá nhân cũng như xã hội tốt đẹp?
- Đầu tiên, bạn cần xác định rằng, chúng ta không thể phát triển khi chỉ có một mình, mà phải trong một sự liên kết với một nhóm người nào đó. Mối quan hệ thành công quyết định thành công của bạn.
- Đặt câu hỏi : Bạn cần biết mình là ai. Cần hiểu rõ mình là ai, bạn sẽ ứng xử như thế nào với mọi người xung quanh. Điều gì làm bạn hài lòng? Ai là người bạn mong muốn tiếp xúc, xây dựng quan hệ, đó sẽ là những người có đặc điểm gì? Bạn có thể giúp được gì cho người khác trong những mối quan hệ khác nhau? Tất cả những điều này đều là những điều mà bạn có thể tự lựa chọn, và chịu trách nhiệm với sự lựa chọn đó. Nếu bạn sai lầm từ bước này, thì bạn có thể mất nhiều thời gian để cân đối lại số lượng, cũng như chất lượng của những mối quan hệ về sau. Đó là khi bạn thấy mình bắt đầu than thở : tại sao tôi lại phải đi đến một cuộc hẹn vô nghĩa như vậy?
- Dành thời gian cho nhau. Tất cả những mối quan hệ đều cần có thời gian nuôi dưỡng, mà đó không phải là thời gian tự nuôi dưỡng, mà bạn cần đóng vai trò chủ động nuôi dưỡng mối quan hệ đó. Ví dụ như một thiệp chúc mừng, một voucher giảm giá của một doanh nghiệp mỹ phẩm nào đó gửi tặng bạn vào ngày sinh nhật làm bạn cảm thấy sung sướng, hài lòng, thì phản ứng tương tự cũng sẽ xảy ra nếu bạn có thể làm như vậy đối với một người đồng nghiệp, một người bạn cũ... Tất cả mọi người đếu mong muốn mình được nhìn nhận là quan trọng, hãy luôn nhớ điều này.


Nguồn: Khánh Quỳnh - CareerLink.vn

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

LIỆU BẠN ĐÃ BIẾT BẮT TAY ĐÚNG CÁCH?

LIỆU BẠN ĐÃ BIẾT BẮT TAY ĐÚNG CÁCH?
(NGUỒN : SAGA.VN)
Bạn có biết rằng mỗi khi John F. Kennedy bắt tay với một ai đó trước công chúng, ông luôn đứng ở phía bên tay trái của các nhiếp ảnh gia? Thủ thuật này làm cho người phía bên trái trong mỗi bức ảnh đều giống như đang trong thế thượng phong. Các chuyên gia nghiên cứu những cử chỉ của J.F.K đã chỉ ra rằng ngôn ngữ cơ thể có sức thuyết phục  chính là chìa khoá giúp ông giành chức tổng thống.

Nếu bạn quan tâm đến việc phát triển sự nghiệp của mình, thì trước tiên hãy tự nhìn lại xem liệu mình đã biết bắt tay đúng cách hay chưa.


KHI NÀO CẦN BẮT TAY?
Bắt tay là một truyền thống trong màn chào hỏi và cáo biệt trong kinh doanh. Hãy bắt tay với một khách hàng, đối tác hoặc đồng nghiệp mỗi khi bạn gặp gỡ họ và trước khi chào tạm biệt. Các đồng nghiệp mà bạn gặp gỡ hàng ngày trong văn phòng là trường hợp ngoại lệ. Bạn không cần phải bắt tay với họ, trừ khi có một lý do đặc biệt, chẳng hạn như khi bạn muốn chúc mừng họ hoặc thực sự vui mừng khi gặp lại họ sau một tuần họ vắng mặt.
Đừng bao giờ để đối tác chìa tay ra mà bạn lại từ chối bắt tay họ. Nếu không, bạn gần như không có cơ hội tạo dựng lại mối quan hệ tốt đẹp với họ. Trừ khi bạn đưa ra được lời giải thích, nếu không đối tác sẽ băn khoăn không biết liệu họ đã làm gì khiến bạn tức giận.
Bạn chỉ có thể từ chối một cái bắt tay khi có một lý do chính đáng, chẳng hạn như bạn đang bị cúm hay bị viêm khớp. Trong tình huống như vậy, bạn nên đưa ra lời giải thích như: "Ông Johnson, tôi rất vui khi được gặp ông. Tôi xin lỗi vì đã không bắt tay ông. Tôi đang bị cảm lạnh và tôi không muốn lây sang ông."
AI LÀ NGƯỜI CHỦ ĐỘNG BẮT TAY?
Trong quá khứ, một người đàn ông không thể bắt tay với một người phụ nữ, trừ khi cô ấy chủ động bắt tay. Ngày nay, ít nhất là trong môi trường kinh doanh, phong tục này đã thay đổi và việc người đàn ông chủ động bắt tay là hoàn toàn chấp nhận được .
Đồng thời, hệ thống phân cấp và cấp bậc cũng là vấn đề cần quan tâm. Giả dụ bạn làm việc trong một công ty lớn và tình cờ gặp gỡ giám đốc điều hành của công ty trong sảnh. Là một giám đốc điều hành cấp cao của công ty, ông ấy nên chủ động bắt tay với người quản lý ở cấp thấp hơn.
Nếu bạn là khách tới thăm một văn phòng, ví dụ bạn đến để bán sản phẩm nào đó, thì bạn nên chờ người đại diện của công ty chủ động bắt tay mình. Với nguyên tắc tương tự, bạn nên luôn chủ động bắt tay với một khách hàng đến gặp bạn và khiến cho anh ta cảm thấy mình được chào đón trong tổ chức của bạn.

NÊN BẮT TAY NHƯ THẾ NÀO?
Theo Phyllis Davis, chủ tịch của EMCI, cách bắt tay trong kinh doanh theo phong cách cổ điển của Mỹ là:
Bạn đưa tay ra đến khi lòng bàn tay của bạn chạm vào lòng bàn tay của đối phương. Bàn tay của bạn nên hoàn toàn chạm vào lòng bàn tay của họ. Lắc tay một cách chắc chắn 3 lần. Trong khi bắt tay, hãy sử dụng tên của người đó để chào hỏi:  "Xin chào Amanda, rất hân hạnh được biết bạn!" Hãy nhớ nhìn vào mắt họ.
Phyllis cũng khuyên bạn nên nâng nhẹ lông mày của mình trong khoảng một phần sáu giây khi bắt tay. Dù chi tiết này rất nhỏ và khó nhận ra nhưng nó khiến đối tác của bạn có cảm giác rằng bạn tin tưởng anh ta. Bên cạnh đó, những cái bắt tay nên ngắn gọn và không nên kéo dài hơn bốn giây.

Bắt tay kiểu “con cá chết” - khi tay bạn cứng đờ ra, nắm hời hợt và thậm chí còn lạnh ngắt và dinh dính vì mồ hôi tay hoặc kiểu “gọng kìm” - khi bạn cố gắng siết tay họ thật chặt là những kiểu bắt tay nên tránh. Những cái bắt tay lý tưởng trong kinh doanh là một cử chỉ thể hiện sự tôn trọng và thân thiện. Khi bắt tay, bạn nên sử dụng một lực vừa phải bằng lực bạn dùng để mở nắm đấm cửa.
Luôn đứng khi bắt tay. Chỉ có hai trường hợp ngoại lệ. Đầu tiên là nếu bạn có khuyết tật về thể chất và không thể đứng. Thứ hai là nếu bạn đang ở trong một gian hàng chật hẹp nơi bạn không thể đứng vững được. Trong trường hợp như vậy, hãy cúi nhẹ một cách lịch sự. Đặt một tay lên ngực của bạn, tự nâng mình lên một chút, và vươn lên để chủ động bắt tay.

CÁCH CHÀO HỎI Ở CÁC NƯỚC KHÁC NHAU
Nếu đến thăm một quốc gia lần đầu tiên, hãy dành thời gian tìm hiểu trước về cách chào hỏi của người bản địa. Tại Bắc Mỹ và châu Âu, một cái bắt tay chắc chắn là hình thức chào hỏi truyền thống. Tại Nhật Bản, việc cúi đầu tương đương với việc bắt tay. Mặc dù những cái bắt tay bắt đầu trở nên phổ biến ở Ấn Độ và Thái Lan, tại các quốc gia này vẫn có cách chào truyền thống khác là chắp tay ngang ngực giống như đang cầu nguyện và cúi chào.
Khi đến thăm các nước châu Á hay Trung Đông, hãy luôn nhớ phong tục nơi đây coi trọng sự nhẹ nhàng, do đó những cái bắt tay quá chặt có thể được coi là hành vi hung hăng. Ngoài ra, hãy nhớ rằng phụ nữ ở một số quốc gia Hồi giáo không bắt tay. Vì vậy, tốt nhất bạn nên chờ đến khi người phụ nữ đó chủ động bắt tay bạn. Ở nhiều quốc gia Mỹ Latin và Nam châu Âu một cái bắt tay có thể được đi kèm với chạm nhẹ ở cẳng tay hoặc khuỷu tay.

15 LỖI PHỔ BIẾN TRONG THUYẾT TRÌNH VỚI POWERPOINT

15 LỖI PHỔ BIẾN TRONG THUYẾT TRÌNH VỚI POWERPOINT
(Sưu tầm tại: Saga.vn)


Đã dự rất nhiều hội nghị khoa học lớn và nhỏ ở nhiều nơi, kể cả ở Việt Nam, tôi thấy một số sai lầm phổ biến trong cách trình bày bằng powerpoint (PPT). Những sai lầm này thường liên quan đến cách soạn slide, nội dung, và cách trình bày. Thật ra, ngày xưa, lúc mới bước vào học, tôi cũng từng phạm phải những sai lầm như thế, nhưng nhờ có thầy chỉnh sửa và hướng dẫn, nên đã tránh được những sai lầm đó và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Nay đã đến lúc tôi có thể chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân cùng các bạn.
Mục tiêu của bất cứ bài nói chuyện nào cũng là chuyển giao thông tin. Chuyển thông tin từ một cái đầu sang nhiều cái đầu. Không chỉ chuyển giao, mà còn phải chuyển giao một cách có hiệu quả. Để đạt được hiệu quả, diễn giả cần phải có nội dung tốt, một bộ slide hoàn chỉnh, và một phong cách trình bày chuyên nghiệp. Chỉ khi nào một bài thuyết trình hội đủ 3 nhu cầu trên thì mới có thể xem là thành công.
Nhưng trong thực tế, tôi đã thấy rất nhiều bài nói chuyện trong các hội nghị trở thành nhạt nhẽo, và khán giả chẳng học hỏi được gì từ bài nói chuyện. Chúng ta có câu Chiếc áo không làm nên thầy tu. Tương tự, nếu diễn giả có một nhóm slide, chưa chắc diễn giả đó đã có một bài thuyết trình. Một nhóm slide khác với một bài thuyết trình. Đã từng tham dự nhiều hội nghị và hội thảo ở Việt Nam, tôi rút ra một số kinh nghiệm, hay nói đúng hơn là một số sai lầm phổ biến dưới đây.
NHỮNG SAI LẦM KHI SOẠN SLIDE
1. VẤN ĐỀ CHỌN MÀU
Một trong những sai lầm phổ biến nhất là cách chọn màu cho slide. Có hai màu diễn giả cần phải chọn: màu nền (background color) và màu chữ (text color). Nhiều diễn giả không chú ý nên chọn màu không thích hợp. Chẳng hạn như nền màu xanh đậm mà chữ màu đỏ hay màu đen, hoặc nền màu trắng nhưng chữ màu vàng, v.v. là không thích hợp. Không thích hợp vì rất khó đọc. Nhiều người Việt có thói quen chọn màu đỏ chói làm màu nền, và đó là một cách chọn không thích hợp, vì màu đỏ là màu “high energy” làm cho người đọc rất khó chú ý.
Nếu hội trường rộng, nên chọn màu chữ sáng (màu vàng, trắng) trên nền tối (màu xanh đậm). Nếu hội trường nhỏ hay trung bình, nên chọn chữ màu đậm (xanh đậm hay đen) trên nền sáng (màu trắng).


Một ví dụ về chọn màu nền (mây) và màu chữ không thích hợp
Mầu sắc
Tránh kết hợp mầu đỏ và xanh lá cây vì rất nhiều người bị mù mầu với sự kết hợp này



Ngộ độc Powerpoint!


2. VẤN ĐỀ CHỌN KIỂU CHỮ (FONT)
Kiểu chữ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và tốc độ đọc. Nhiều diễn giả không chú ý đến font chữ khi soạn slide, nên gây khó khăn cho khán giả. Có hai loại kiểu chữ chính: kiểu chữ có chân và kiểu chữ không có chân (sans serif). Kiểu chữ có chân tiêu biểu là Time, Times New Roman, Cambria. Kiểu chữ không có chân là Arial, Verdata, Calibri. Nhiều người Việt thích chọn kiểu chữ có chân vì họ nghĩ đó là kiểu chữ đẹp. Đẹp thì đúng, nhưng là một sai lầm trong PPT, vì có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng kiểu chữ có chân làm người ta tốn thì giờ đọc hơn là kiểu chữ không có chân. Đó cũng chính là lí do tại sao các “đại gia” internet như Yahoo! và Google dùng chữ không có chân trên các trang web của họ.
Có diễn giả thích “trang trí” chữ bằng cách làm bóng (shadow) cho chữ. Đây là một kĩ thuật chẳng những mất thì giờ, mà còn phản tác dụng, vì rất khó đọc và nhức mắt. Tuyệt đối không “trang trí” chữ bằng bóng!
3. KHỔ CHỮ
Không gì khó chịu hơn khi diễn giả trình bày slide mà khán giả không đọc được vì khổ chữ quá nhỏ. Nhưng trong thực tế thì vấn đề này xảy ra rất nhiều lần, mà diễn giả thì có vẻ rất vô tư, không quan tâm đến khán giả. Kinh nghiệm của tôi cho thấy nên chọn cỡ chữ từ 18 đến 30. Nếu chọn kiểu chữ Arial thì khổ chữ 18 hay 20 là hợp lí; nếu chọn kiểu chữ Calibri thì kích thước phải cỡ 25 hay 30 mới dễ đọc. Mỗi slide nên có tựa đề, và tựa đề nên có kích thước 35 đến 45.   Nếu có ghi chú (footnote) thì có thể dùng kích thước 12.
4. QUÁ NHIỀU CHỮ TRONG SLIDE
Một trong những sai lầm phổ biến nhất là diễn giả trình bày quá nhiều chữ trong một slide. Có nhiều slide, tôi không phân biệt được là một đoạn văn hay là một power point. Thật vậy, có nhiều người vì lí do nào đó (có thể là lười biếng) nên cắt từ Word và dán vào slide. Cũng có người có thể do sợ không thuộc bài, nên viết hết những câu văn trên slide như là một văn bản. Đây là một sai lầm tai hại, vì khán giả sẽ không theo dõi được. Nghiên cứu tâm lí chỉ ra rằng, một người bình thường chỉ có thể lĩnh hội nội dung slide trong vòng 20-30 giây; nếu qua thời gian đó mà không lĩnh hội được thì họ sẽ bỏ, và diễn giả đã thất bại trong việc truyền đạt thông tin.
Để khắc phục vấn đề này, cần phải biết “qui ước n x n”. Theo qui ước này, nếu slide có n dòng, thì mỗi dòng chỉ nên có n chữ. Chẳng hạn như nếu slide có 5 dòng thì mỗi dòng nên có 5 chữ. Một slide có 6 dòng trở nên là quá nhiều. Số dòng lí tưởng là 3-5.


5. VIẾT SLIDE NHƯ VIẾT VĂN BẢN

Người thiếu kinh nghiệm thường soạn slide như họ viết văn bản, tức là câu cú có chủ từ, động từ, theo đúng văn phạm. Dĩ nhiên, không có gì sai trong cách làm như thế, nhưng đó là cách làm thiếu tính chuyên nghiệp. Người có kinh nghiệm soạn slide theo công thức telegraphic, tức viết giống như viết điện tín ngày xưa, hay như cách phóng viên viết tiêu đề bài báo. Cách viết telegraphic có hiệu quả giảm số chữ trong mỗi slide, và giúp diễn giả tập trung vào cách diễn giải vấn đề hơn là đọc. Một cách phân biệt cách viết theo kiểu văn bản và telegraphic như sau:
Văn bản: Loãng xương là một bệnh với đặc điểm mật độ xương suy giảm dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương.
Telegraphic: Loãng xương – mật độ xương giảm và nguy cơ gãy xương tăng.
Tất cả slide, ngoại trừ những trích dẫn nguyên văn, nên được viết theo kiểu điện tín.

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG
6. KHÔNG CÓ THÔNG ĐIỆP CHÍNH
Có nhiều hội nghị mà chúng ta khi nghe xong một bài thuyết trình nhưng chẳng biết diễn giả muốn nói gì, hay mình đã tiếp thu thông tin gì. Vấn đề ở đây là diễn giả đã thất bại cung cấp một thông điệp chính. Mỗi một bài thuyết trình phải có một thông điệp chính. Thông điệp chính cần phải trình bày trong một slide mà tiếng Anh gọi là money slide, hiểu nôm na là một “slide ăn tiền”. Nếu thông điệp chính không có trong bài thuyết trình thì khán giả cảm thấy mất thì giờ đến nghe vì chẳng có tiếp thu được thông tin gì xứng đáng. Do đó, trước khi soạn bài nói chuyện, diễn giả cần phải suy nghĩ cẩn thận cái money slide là gì, trước khi soạn những slide khác.
7. CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN NGHÈO NÀN
Nhiều bài thuyết trình mà trong đó diễn giả trình bày những thông tin nghèo nàn, thiếu tính liên đới đến chủ đề chính, và hệ quả là khán giả không nắm lấy vấn đề một cách logic. Làm một bài thuyết trình bằng powerpoint không phải là một thử nghiệm về kĩ năng viết, mà là kĩ năng chọn thông tin và thể hiện thông tin. Thông tin phải chính xác, đáng tin cậy, và được thể hiện một cách thích hợp. Chẳng hạn như trong khoa học, những cách thể hiện dữ liệu bằng biểu đồ bánh (pie chart) là vô dụng nhất, thiếu tính chuyên nghiệp nhất, và nhàm chán nhất.
8. DÙNG HOẠT HÌNH QUÁ NHIỀU
Nhiều người thích dùng hoạt hình (animation) trong bài thuyết trình. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Giới khoa học nói chung tương đối bảo thủ, hiểu theo nghĩa không thích đùa như trẻ con. Hoạt hình được xem là một hình thức khoe kĩ thuật của trẻ con. Hoạt hình còn làm cho khán giả phân tâm, thay vì tập trung vào thông tin thì họ lại chú ý đến những hình ảnh hay những con chữ nhảy nhót một cách... vô duyên. Cần tránh hoạt hình trong các báo cáo khoa học.
9. DÙNG CLIPART QUÁ NHIỀU
Ngoài hoạt hình, một số diễn giả có xu hướng dùng clipart một cách thái quá. Có thể dùng để minh hoạ cho một vài ý tưởng qua clipart, nhưng nếu dùng quá nhiều thì sẽ gây phản tác dụng, vì sẽ giảm sự tập trung của khán giả.
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN PHONG CÁCH TRÌNH BÀY
10. ĐỌC SLIDE
Có quá nhiều diễn giả trong các hội nghị ở Việt Nam đọc slide, và đó là một “đại kị”. Khi diễn giả đọc slide, khán giả sẽ nghĩ diễn giả chỉ là một cái máy nói, không am hiểu vấn đề, và thụ động. Đọc slide làm cho diễn giả quay lưng lại với khán giả, trong khi “nhiệm vụ” của diễn giả là nói chuyện với khán giả chứ không phải nói với … slide. Đọc slide còn gây một ấn tượng phản cảm, vì khán giả nghĩ rằng diễn giả chỉ nói những gì ai đó đã soạn cho để nói (trong thực tế cũng có vấn đề này).



11. NÓI CHUYỆN KHÔNG DÍNH DÁNG GÌ ĐẾN SLIDE

Ngược lại với đọc slide là những diễn giả nói chuyện chẳng liên quan gì đến slide đang trình chiếu. Dĩ nhiên, đây là một tín hiệu cho thấy diễn giả đang lạc đề hoặc không có tập dượt trước, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy diễn giả không nắm vững vấn đề. Vì không nắm vững vấn đề bắt đầu... lan man. Tình trạng này xảy ra rất nhiều khi diễn giả không phải là người soạn slide (mà ai đó soạn cho).
Nên nhớ rằng khi thuyết trình khoa học, diễn giả cần phải có tạo niềm tin bằng cách trình bày những nghiên cứu hay tác phẩm của mình. Nếu trong một bài nói chuyện mà diễn giả chẳng có cái gì của mình, toàn là dữ liệu của người khác, hoặc do người khác soạn, thì khán giả sẽ nghĩ rằng diễn giả chỉ là một cái "máy nói", một con rối.
12. KHÔNG DÙNG LASER POINTER
Một trong những “bệnh” khá phổ biến ở các diễn giả Việt Nam là không dùng laser pointer (bút la-ze dùng trong thuyết trình). Một bài thuyết trình khoa học có nội dung không phải dễ theo dõi, nhất là có những giản đồ phức tạp minh hoạ cho một qui trình khoa học, do đó diễn giả cần phải dẫn dắt khán giả bằng cách dùng laser pointer để chỉ đến những chỗ đang nói. Không có laser pointer, khán giả sẽ rất khó theo dõi, và họ sẽ bỏ cuộc nếu sau 30 giây mà không hiểu diễn giả muốn nói gì.
Nhưng cũng nên sử dụng pointer thích hợp. Một thói quen ngược lại không dùng pointer là dùng tuỳ tiện, quơ pointer ở những vị trí chẳng liên quan gì đến slide. Có người do vô ý hay hồi hộp cứ quơ laser pointer trên trần nhà làm khán giả cứ theo dõi và buổi trình bày trở nên hài hước.
13. NÓI QUÁ GIỜ
Một “bệnh” cực kì phổ biến ở các diễn giả Việt Nam là nói quá giờ. Nói quá giờ cho phép là một sự bất lịch sự đối với diễn gỉa kế tiếp (có người nói nặng nề hơn là “ăn cắp” thì giờ). Nói quá giờ còn gây rối loạn đến chương trình và gây khó khăn cho ban tổ chức. Cố gắng nói đúng giờ cho phép. Một ước tính quan trọng là mỗi slide trung bình tốn 1 phút. Do đó, nếu bài báo cáo 15 phút thì diễn giả chỉ nên có 15 slides, hay tối đa là 20 slides (kể cả tựa đề, phần cảm tạ, và conflict of interest).
14. ĐIỆU BỘ KHI TRÌNH BÀY
Tuy không phổ biến lắm, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn thấy những diễn giả có những điệu bộ không thân thiện với khán giả. Những điệu bộ này có thể kể đến như bỏ tay vào túi quần, dùng ngón tay trỏ chỉ vào khán giả, khoanh tay ngang ngực, v.v. Những động thái như thế gây ấn tượng hống hách, xem thường khán giả, nên rất phản cảm. Cần phải tuyệt đối tránh!
15. LÀM CHỦ TOẠ THEO KIỂU DẠY ĐỜI
Ngoài những “bệnh” trên, còn có một bệnh khác tôi hay thấy trong các hội nghị ở Việt Nam là vai trò của chủ tọa. Rất thường xuyên tôi thấy chủ tọa đóng vai trò tóm lược và phê bình báo cáo của diễn giả. Có chủ tọa còn lên lớp cho diễn giả. Đó là một việc làm hết sức mất lịch sự, vô lễ, vô văn hoá khoa học, và phản cảm. Có nhiều trường hợp sự việc xảy ra một cách hài hước, vì người chủ tọa nói sai (do không có cùng chuyên môn, hay chuyên môn chưa vững). Trong thực tế, chủ tọa các phiên họp khoa học có nhiệm vụ giới thiệu bài nói chuyện, điều khiển buổi họp sao cho đúng giờ, và nếu không có ai đặt câu hỏi thì chủ tọa đóng vai trò “khơi mào” câu hỏi cho diễn giả. Nên nhớ rằng người chủ tọa không có chức năng tóm lược và phê bình bài báo của diễn giả.
***
Tác giả: GS. Nguyễn Văn Tuấn
NGUỒN : TUANVANNGUYEN.BLOGSPOT.COM.AU

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

#9: Cạnh tranh hoàn hảo


#9: Cạnh tranh hoàn hảo

(Nguồn: kinh tế không kinh thế)

#8: Ai trồng cây cho tôi?


#8: Ai trồng cây cho tôi?

(Nguồn: Kinh tế không kinh thế)

#7: Có phải cứ bán được càng nhiều là càng lợi?


#7: Có phải cứ bán được càng nhiều là càng lợi?

(Nguồn: Kinh tế không kinh thế)

#6: Ngoại tác: Khi thị trường tự do thất bại


#6: Ngoại tác: Khi thị trường tự do thất bại

(Nguồn: Kinh tế không kinh thế)

#5: Chuyện khỉ, chuối và thuận mua vừa bán (Banana, Monkey, Supply, and Demand)


#5: Chuyện khỉ, chuối và thuận mua vừa bán (Banana, Monkey, Supply, and Demand).

(Nguồn: Kinh tế không kinh thế)

#4: Bàn tay vô hình (The Invisible Hand)



#4: Bàn tay vô hình (The Invisible Hand)

(Nguồn: Kinh tế không kinh thế)

#3: Tại sao bạn lãi mà vẫn lỗ? How come you’re gaining profit, but still losing?


#3: Tại sao bạn lãi mà vẫn lỗ? How come you’re gaining profit, but still losing?

(Nguồn: Kinh tế không kinh thế)